Tỉnh Bình Thuận là 1 trong 5 tỉnh được Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP), Quỹ môi trường toàn cầu (UNDP/GEF SGP) viện trợ thực hiện dự án. Hội LHPN tỉnh được giao nhiệm vụ chủ trì phối hợp triển khai thực hiện dự án, đã thành lập Ban Điều hành dự án cấp tỉnh, hướng dẫn các địa phương thành lập Ban thực hiện, nhóm Chuyên gia, nhóm hỗ trợ kỹ thuật để tổ chức thực hiện, đến nay đã hoàn thành đạt 3 mục tiêu/104 hoạt động. Lãnh đạo UBND các đơn vị đã quan tâm hỗ trợ nguồn kinh phí đối ứng kết hợp đôn đốc, chỉ đạo ngành chuyên môn phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội bám sát các chỉ tiêu, mục tiêu của dự án để tổ chức thực hiện phù hợp với thực tế. Kết quả: Mục tiêu 1: Nâng cao năng lực, nhận thức về quản lý tổng hợp rác thải sinh hoạt và không rác thải nhựa đại dương cho cộng đồng, cán bộ, chính quyền và các tổ chức xã hội. Đã thành lập 3 Nhóm truyền thông - đào tạo và tổ chức 18 lớp tập huấn TOT và hỗ trợ kỹ thuật; lắp đặt 103 bảng banner, cấp phát 3.400 tờ rơi/tờ, trang bị 1.254 thùng rác các loại, 1.500 gói men vi sinh và 750 chai giấm gỗ sinh học…, có 1000 phụ nữ tham gia tập huấn nâng cao kiến thức và cách thức phân loại rác thải tại nguồn, lập 01 Trang thông tin về dự án trên mạng xã hội Facebook, Zalo để cập nhật, đăng tải thông tin về hoạt động của dự án, xây dựng 02 bài phát thanh, 01 clip/video và 01 phóng sự để tuyên truyền với 10 ngàn người được tiếp cận; Mục tiêu 2: Tiếp cận và hỗ trợ triển khai các mô hình thực tiễn về quản lý tổng hợp và giảm thiểu rác thải nhựa đại dương thí điểm 7 mô hình. Huyện Tuy Phong và thành phố Phan Thiết đã xây dựng được mô hình thí điểm: Mô hình Tàu cá tại cảng Phan Thiết của thành phố Phan Thiết, cảng Liên Hương và tàu du lịch (từ đất liền bờ biển thị trấn Liên Hương ra đảo Hòn Cau); Mô hình Tuyến đường công dân toàn cầu ven biển Nguyễn Đình Chiểu, thành phố Phan Thiết với chiều dài khoảng 6km có khoảng 200 cơ sở, hộ dân tham gia) phân loại rác tại nguồn và không rác thải nhựa đại dương; Mô hình Khu dân cư tham gia thu gom, phân loại rác thải và giảm thiểu rác thải nhựa đại dương được người dân quan tâm, 353 tấn rác được thu gom, môi trường được cải thiện rõ rệt; Mô hình tiếp cận xây dựng kế hoạch quản lý tổng hợp rác thải và không rác thải nhựa đại dương tại 6 xã/ thị trấn đã thường xuyên ra quân dọn vệ sinh 136 km đường giao thông và 25,9 km kè biển hàng tháng và phát thanh 312 buổi tuyên truyền; huyện Phú Quý đã xây dựng mô hình Nhóm thu gom nhựa tái chế (ve chai) dựa trên phân loại rác thải tại nguồn để cải thiện sinh kế cho người dân, hộ trợ vốn cho 23 chị/135 triệu đồng; Mô hình kinh tế tuần hoàn và phân loại rác thải tại Trường THPT Ngô Quyền đã thu hút sự tham gia tích cực của giáo viên và học sinh trong phân loại rác thải; Mô hình vận động khu dân cư thực hiện thu gom phân loại rác thải tại nguồn, làm phân compost (thôn Mỹ Khê, xã Tam Thanh), từng hộ gia đình đã thực hiện phân loại rác thải tại nguồn, phát huy tác dụng của rác thải vào mục sản xuất cây trồng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; Mục tiêu 3: Đề xuất, kiến nghị các giải pháp quản lý tổng hợp rác thải và không rác thải nhựa đại dương. Xây dựng 01 ấn phẩm; 02 bài viết báo cáo, chia sẻ kinh nghiệm; Thu âm và phát thanh 02 bài tuyên truyền trên tàu cá; ban hành Kế hoạch quản lý tổng hợp rác thải rắn sinh hoạt, rác thải nhựa đại dương trên địa bàn; Nhóm Chuyên gia xây dựng Dự thảo Kế hoạch quản lý tổng hợp rác thải và không rác thải nhựa đại dương và Quy định quản lý rác thải nhựa tàu cá, tàu du lịch; Sơ/tổng kết Dự án đảm bảo tiến độ.
Tác động tích cực, Dự án đã làm thay đổi nhận thức và huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, người dân, cộng đồng và doanh nghiệp trong thực hiện giảm thiểu rác thải, đặc biệt là rác thải đại dương vùng biển ven bờ; Người dân được trang bị các kiến thức, kỹ năng thực hiện phân loại rác thải tại nguồn, dần thay đổi cách ứng xử và thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông khó phân hủy và tiến tới không sử dụng túi ni lông và sản phẩm nhựa sử dụng một lần trong sinh hoạt; Nhóm Phụ nữ thu gom ve chai được thụ hưởng nguồn vốn vay xoay vòng với lãi suất rất ưu đãi, có việc làm ổn định cải thiện được nguồn thu nhập của gia đình và có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm đời sống thường ngày, tự hào với cái nghề của mình đã được xã hội quan tâm; của lãnh đạo chính quyền, các ngành, tổ chức chính trị - xã hội quan tâm tích cực trong hỗ trợ nguồn lực và ban hành các khung pháp lý; phát hiện được nhiều nhân tố tích cực khi tham gia các hoạt động của dự án…môi trường của địa phương đã tùng bước có sự thay đổi. Tuy nhiên, cũng còn những hạn chế của các địa phương rút ra khi thực hiện, chủ động đề những giải pháp để khắc phục khi dự án kết thúc đó là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; Duy trì bền vững và phát huy các kết quả đã được tạo ra, nhân rộng các kết quả tích cực trong cộng đồng và hoàn thiện các thể chế, xây dựng các văn bản pháp luật của địa phương; hướng dẫn sâu kỹ năng phân loại rác thải tại nguồn cho Nhân dân; Tổ chức các cuộc kiểm tra, giám sát; lãnh đạo chính quyền, các ngành, tổ chức chính trị - xã hội quan tâm kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tham gia thực hiện tốt các mô hình và lan tỏa điển hình trong cộng đồng; bố trí đảm bảo kinh phí thực hiện phòng, chống rác thải và rác thải đại dương và quy hoạch khu xử lý rác thải phù hợp tại địa phương/đơn vị.
Để môi trường sống của chúng ta thật sự trong lành, không ô nhiễm bởi rác thải nhựa, rác thải đại dương và ứng phó với biến đổi khí hậu, mỗi cá nhân cần thể hiện ý thức và sự quyết tâm trong hành vi là thực hiện phân loại rác thải tại nguồn, thay đổi cách ứng xử và thói quen không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, túi nilon khó phân hủy và tiến tới không sử dụng túi ni lông và sản phẩm nhựa sử dụng một lần trong sinh hoạt hàng ngày, đồng hành cùng với Chính phủ thực hiện đạt hiệu quả Đề án “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa giai đoạn 2021-2025”./.