NÂNG CAO KIẾN THỨC PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM MUA BÁN NGƯỜI CHO HỘI VIÊN, PHỤ NỮ

Để giúp cho hội viên, phụ nữ có kiến thức, kỹ năng phòng, chống các âm mưu, thủ đoạn của các đối tượng môi giới kết hôn với người nước ngoài thực hiện hành vi mua bán người. Hàng năm, Hội LHPN tỉnh tổ chức các hoạt động truyền thông lồng ghép nâng cao kiến thức pháp luật phòng, chống tội phạm mua bán người cho hội viên, phụ nữ vùng nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số giúp chị em thay đổi nhận thức, chuyển đổi hành vi có lợi cho bản thân, triển khai xây dựng các mô hình Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm mua bán người ở các địa bàn có nguy cơ cao. Kết quả đã tổ chức 10 lớp tập huấn nâng cao kiến thức pháp luật phòng, chống tội phạm mua bán người cho 633 hội viên, phụ nữ  tại 7 huyện, tuyên truyền lồng ghép trong các buổi sinh hoạt chi/tổ hội phụ nữ; thành lập 3 Câu lạc bộ “phụ nữ phòng, chống tội phạm mua bán người” có 90 thành viên tại xã Vĩnh Tân (Tuy Phong), Hải Ninh (Bắc Bình), Bình Tân (LaGi), hiện nay thành viên của các câu lạc bộ được phát triển và phát huy hiệu quả trong công tác tuyên truyền pháp luật trong hội viên, phụ nữ. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người giai đoạn  2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh, các cấp Hội cần phải thường xuyên tăng cường tổ chức tuyên truyền kiến thức pháp luật, giúp hội viên, phụ nữ nắm bắt sâu kỹ những âm mưu, thủ đoạn, mục đích của các đối tượng để nâng cao cảnh giác; huy động các nguồn lực hỗ trợ cho phụ nữ khó khăn về kinh tế, bạo lực gia đình, chú ý phụ nữ ở vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tham gia giám sát, phát hiện các đối tượng có dấu hiệu, hành vi lừa gạt, dụ dỗ phụ nữ bán ra nước ngoài, kết hôn có yếu tố nước ngoài trái pháp luật kịp thời báo cáo cơ quan chức năng xử lý. Vận động hội viên, phụ nữ từ mô hình  “4 không” (1- không biết văn hoá, ngôn ngữ, pháp luật nước định sang lấy chồng; 2- không biết người dự định kết hôn; 3- không biết hoàn cảnh gia đình người dự định kết hôn; 4- không tình yêu) sang “5 biết”(1- biết văn hoá, ngôn ngữ, pháp luật nước định sang lấy chồng; 2- biết các trường hợp điển hình thành công, thất bại của những người đã kết hôn với người nước ngoài ở địa phương; 3- hiểu biết người dự định kết hôn; 4- biết hoàn cảnh gia đình của người dự định kết hôn; 5- biết các qui định của Việt Nam về kết hôn với người nước ngoài và cơ quan giúp đỡ mình khi ra nước ngoài).

Để công tác phòng, chống tội phạm mua bán người ngày càng có hiệu quả, góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của phụ nữ và trẻ em, rất cần sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp và sự hỗ trợ của các ngành liên quan trong công tác tuyên truyền nâng cao kiến thức pháp luật, kịp thời xử lý nghiêm những trường hợp lợi dụng hôn nhân có yếu tố nước ngoài để thực hiện hành vi mua bán người, góp phần ổn định trật tự xã hội tại địa phương.


NÂNG CAO KIẾN THỨC PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM MUA BÁN NGƯỜI CHO HỘI VIÊN, PHỤ NỮ

Những năm gần đây tình trạng các đối tượng nằm trong đường dây chuyên môi giới kết hôn với người nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh câu kết với một số đối tượng người địa phương lôi kéo nhiều phụ nữ vào Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam để cho người nước ngoài “xem mặt chọn vợ”. Rủ rê phụ nữ ra nước ngoài như: Malaixia, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc…làm việc với mức lương cao, sau đó ép làm gái bán dâm hoặc thực hiện hành vi mua bán phụ nữ…Đã có 914 trường hợp phụ nữ đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài, 8 trường hợp xin nhận con nuôi, trong đó có trường hợp bị lừa làm gái bán dâm, 04 vụ việc có dấu hiệu “mua bán người” được cơ quan chức năng phát hiện và có những trường hợp chỉ ghi chú kết hôn. Đa số phụ nữ kết hôn có yếu tố nước ngoài đều có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, trình độ văn hóa thấp, nạn nhân của bạo lực gia đình, các cô gái ở trong độ tuổi còn trẻ có lối sống thực dụng mong muốn được thụ hưởng...

Đ/c Nguyễn Thị Hà Giang - Ủy viên Thường vụ - Trưởng Ban Luật pháp chính sách Hội LHPN tỉnh tuyên truyền kiến thức phòng, chống mua bán người tại xã Đức Tín, huyện Đức Linh

Để giúp cho hội viên, phụ nữ có kiến thức, kỹ năng phòng, chống các âm mưu, thủ đoạn của các đối tượng môi giới kết hôn với người nước ngoài thực hiện hành vi mua bán người. Hàng năm, Hội LHPN tỉnh tổ chức các hoạt động truyền thông lồng ghép nâng cao kiến thức pháp luật phòng, chống tội phạm mua bán người cho hội viên, phụ nữ vùng nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số giúp chị em thay đổi nhận thức, chuyển đổi hành vi có lợi cho bản thân, triển khai xây dựng các mô hình Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm mua bán người ở các địa bàn có nguy cơ cao. Kết quả đã tổ chức 10 lớp tập huấn nâng cao kiến thức pháp luật phòng, chống tội phạm mua bán người cho 633 hội viên, phụ nữ  tại 7 huyện, tuyên truyền lồng ghép trong các buổi sinh hoạt chi/tổ hội phụ nữ; thành lập 3 Câu lạc bộ “phụ nữ phòng, chống tội phạm mua bán người” có 90 thành viên tại xã Vĩnh Tân (Tuy Phong), Hải Ninh (Bắc Bình), Bình Tân (LaGi), hiện nay thành viên của các câu lạc bộ được phát triển và phát huy hiệu quả trong công tác tuyên truyền pháp luật trong hội viên, phụ nữ. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người giai đoạn  2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh, các cấp Hội cần phải thường xuyên tăng cường tổ chức tuyên truyền kiến thức pháp luật, giúp hội viên, phụ nữ nắm bắt sâu kỹ những âm mưu, thủ đoạn, mục đích của các đối tượng để nâng cao cảnh giác; huy động các nguồn lực hỗ trợ cho phụ nữ khó khăn về kinh tế, bạo lực gia đình, chú ý phụ nữ ở vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tham gia giám sát, phát hiện các đối tượng có dấu hiệu, hành vi lừa gạt, dụ dỗ phụ nữ bán ra nước ngoài, kết hôn có yếu tố nước ngoài trái pháp luật kịp thời báo cáo cơ quan chức năng xử lý. Vận động hội viên, phụ nữ từ mô hình  “4 không” (1- không biết văn hoá, ngôn ngữ, pháp luật nước định sang lấy chồng; 2- không biết người dự định kết hôn; 3- không biết hoàn cảnh gia đình người dự định kết hôn; 4- không tình yêu) sang “5 biết”(1- biết văn hoá, ngôn ngữ, pháp luật nước định sang lấy chồng; 2- biết các trường hợp điển hình thành công, thất bại của những người đã kết hôn với người nước ngoài ở địa phương; 3- hiểu biết người dự định kết hôn; 4- biết hoàn cảnh gia đình của người dự định kết hôn; 5- biết các qui định của Việt Nam về kết hôn với người nước ngoài và cơ quan giúp đỡ mình khi ra nước ngoài).

Để công tác phòng, chống tội phạm mua bán người ngày càng có hiệu quả, góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của phụ nữ và trẻ em, rất cần sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp và sự hỗ trợ của các ngành liên quan trong công tác tuyên truyền nâng cao kiến thức pháp luật, kịp thời xử lý nghiêm những trường hợp lợi dụng hôn nhân có yếu tố nước ngoài để thực hiện hành vi mua bán người, góp phần ổn định trật tự xã hội tại địa phương.


Các tin khác