Câu lạc bộ phát triển kinh tế - phát huy vốn nội lực giúp nhau

Thôn 4, xã Bắc Ruộng thuộc huyện Tánh Linh được hình thành từ những năm 80 của thế kỷ XX, phần lớn hộ dân ở đây chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, đời sống của bà con gặp nhiều khó khăn. Số chị em hội viên phụ nữ nghèo chiếm tỷ lệ 60 % tổng số hộ nghèo toàn thôn. Xuất phát từ thực tế đó, hưởng ứng phong trào giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, xóa đói giảm nghèo, chi hội phụ nữ thôn đã tích cực vận động chị em hưởng ứng tham gia “Tổ phụ nữ đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”.

          Trong những ngày đầu đi vào hoạt động của tổ với phương thức góp vốn cho vay xoay vòng để đầu tư vào sản xuất, chăn nuôi, nhưng vì mô hình còn khá mới mẻ, chị em còn e ngại, chưa thật sự tin tưởng nên số lượng tham gia rất ít. Lúc bấy giờ tưởng chừng như sẽ không thực hiện được. Song với sự quyết tâm của các chị em trong BCH chi hội và sự ủng hộ của Chi bộ, Ban điều hành thôn nên câu lạc bộ (CLB) được thành lập vào tháng 4 năm 2008 và đổi tên là CLB phát triển kinh tế.
          Từ khi thành lập CLB có 32 chị em tham gia, với phương thức huy động vốn đóng góp 300.000 đồng/hộ/năm và được chia thành 3 lần đóng tương ứng một mùa vụ là 100.000 đồng. Năm đầu tiên huy động được 9.600.000 đồng, giải quyết cho 03 hộ vay, lãi suất 1%. Lúc đó, CLB gặp rất nhiều khó khăn vì số vốn ít trong khi đó nhu cầu vay lại nhiều nên các thành viên CLB phải họp bình xét để bầu chọn ra những hộ khó khăn hơn ưu tiên giải quyết trước. Toàn bộ số lãi suất được thống nhất dùng làm quỹ để hoạt động như: Tổng kết, sinh hoạt, thăm hỏi các chị em gặp khó khăn hoạn nạn … Bên cạnh đó, CLB còn tổ chức nhiều hoạt động để chị em được giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm làm ăn, tập huấn kiến thức trong lao động sản xuất. Từ đó nhận thức của các thành viên được nâng lên, nguồn vốn vay được các chị sử dụng đúng mục đích, mô hình hoạt động có hiệu quả đã thu hút hội viên, phụ nữ tham gia. Đến nay CLB đã có 56 hội viên, tổng số vốn huy động được 86 triệu đồng giải quyết cho 17 hộ vay với mức 5 triệu đồng/hộ. Các thành viên trong CLB đều tích cực tham gia tập huấn các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, …nhiều chị vươn lên thoát nghèo và làm giàu cho gia đình. Ngoài việc sản xuất lúa, các chị còn đầu tư vào buôn bán kinh doanh, đầu tư máy móc, trang thiết bị phục vụ trực tiếp cho người dân tại địa phương, mở cơ sở may gia công giúp giải quyết lao động nông nhàn tại địa phương. Ngoài việc huy động vốn nội lực giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, hàng tháng, CLB còn tổ chức sinh hoạt, tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phong trào thi đua và 6 nhiệm vụ của Hội để nâng cao trình độ hiểu biết về mọi mặt cho chị em, nhất là truyền thống yêu nước và phẩm chất đạo đức của người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tuyên truyền các kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ, nuôi con khỏe dạy con ngoan, phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em, thành viên trong CLB không để con bỏ học giữa chừng…
          Mô hình CLB phát triển kinh tế tuy còn non trẻ, nhưng sau 4 năm hoạt động hiệu quả mang lại khá tích cực. Nhiều hộ trước đây nằm vào diện không có khả năng thoát nghèo nhưng nay đã vươn lên thành những hộ có mức thu nhập trung bình và hộ khá. Nhiều chị trong thôn trước đây không biết cách làm ăn nhưng nay đã biết tự làm giàu cho chính gia đình mình. Từ việc sinh hoạt trong CLB, sự tương trợ giúp đỡ nhau trong cuộc sống đã thắt chặt thêm mối quan hệ tình làng nghĩa xóm, an ninh thôn xóm được giữ vững, góp phần đáng kể vào tình hình phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng và phong trào thi đua chung sức chung lòng xây dựng nông thôn mới.
            Tuy nhiên, mô hình trên chỉ mới thực hiện trong phạm vi nhỏ, trong khi đó số lượng hội viên phụ nữ là khá lớn, chính vì vậy cấp ủy, chính quyền, mặt trận, đoàn thể, đặc biệt là Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp cần có những chủ trương, chính sách phù hợp huy động nguồn vốn nội lực giúp cho phụ nữ nghèo được tham gia mô hình phát triển kinh tế giúp mỗi chị em phụ nữ đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
                                                        Kim Oanh - Hội LHPN xã Bắc Ruộng
 

Câu lạc bộ phát triển kinh tế - phát huy vốn nội lực giúp nhau

  • /
  • 8.8.2012 - 16:39

Thôn 4, xã Bắc Ruộng thuộc huyện Tánh Linh được hình thành từ những năm 80 của thế kỷ XX, phần lớn hộ dân ở đây chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, đời sống của bà con gặp nhiều khó khăn. Số chị em hội viên phụ nữ nghèo chiếm tỷ lệ 60 % tổng số hộ nghèo toàn thôn. Xuất phát từ thực tế đó, hưởng ứng phong trào giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, xóa đói giảm nghèo, chi hội phụ nữ thôn đã tích cực vận động chị em hưởng ứng tham gia “Tổ phụ nữ đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”.

Thôn 4, xã Bắc Ruộng thuộc huyện Tánh Linh được hình thành từ những năm 80 của thế kỷ XX, phần lớn hộ dân ở đây chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, đời sống của bà con gặp nhiều khó khăn. Số chị em hội viên phụ nữ nghèo chiếm tỷ lệ 60 % tổng số hộ nghèo toàn thôn. Xuất phát từ thực tế đó, hưởng ứng phong trào giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, xóa đói giảm nghèo, chi hội phụ nữ thôn đã tích cực vận động chị em hưởng ứng tham gia “Tổ phụ nữ đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”.

          Trong những ngày đầu đi vào hoạt động của tổ với phương thức góp vốn cho vay xoay vòng để đầu tư vào sản xuất, chăn nuôi, nhưng vì mô hình còn khá mới mẻ, chị em còn e ngại, chưa thật sự tin tưởng nên số lượng tham gia rất ít. Lúc bấy giờ tưởng chừng như sẽ không thực hiện được. Song với sự quyết tâm của các chị em trong BCH chi hội và sự ủng hộ của Chi bộ, Ban điều hành thôn nên câu lạc bộ (CLB) được thành lập vào tháng 4 năm 2008 và đổi tên là CLB phát triển kinh tế.
          Từ khi thành lập CLB có 32 chị em tham gia, với phương thức huy động vốn đóng góp 300.000 đồng/hộ/năm và được chia thành 3 lần đóng tương ứng một mùa vụ là 100.000 đồng. Năm đầu tiên huy động được 9.600.000 đồng, giải quyết cho 03 hộ vay, lãi suất 1%. Lúc đó, CLB gặp rất nhiều khó khăn vì số vốn ít trong khi đó nhu cầu vay lại nhiều nên các thành viên CLB phải họp bình xét để bầu chọn ra những hộ khó khăn hơn ưu tiên giải quyết trước. Toàn bộ số lãi suất được thống nhất dùng làm quỹ để hoạt động như: Tổng kết, sinh hoạt, thăm hỏi các chị em gặp khó khăn hoạn nạn … Bên cạnh đó, CLB còn tổ chức nhiều hoạt động để chị em được giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm làm ăn, tập huấn kiến thức trong lao động sản xuất. Từ đó nhận thức của các thành viên được nâng lên, nguồn vốn vay được các chị sử dụng đúng mục đích, mô hình hoạt động có hiệu quả đã thu hút hội viên, phụ nữ tham gia. Đến nay CLB đã có 56 hội viên, tổng số vốn huy động được 86 triệu đồng giải quyết cho 17 hộ vay với mức 5 triệu đồng/hộ. Các thành viên trong CLB đều tích cực tham gia tập huấn các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, …nhiều chị vươn lên thoát nghèo và làm giàu cho gia đình. Ngoài việc sản xuất lúa, các chị còn đầu tư vào buôn bán kinh doanh, đầu tư máy móc, trang thiết bị phục vụ trực tiếp cho người dân tại địa phương, mở cơ sở may gia công giúp giải quyết lao động nông nhàn tại địa phương. Ngoài việc huy động vốn nội lực giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, hàng tháng, CLB còn tổ chức sinh hoạt, tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phong trào thi đua và 6 nhiệm vụ của Hội để nâng cao trình độ hiểu biết về mọi mặt cho chị em, nhất là truyền thống yêu nước và phẩm chất đạo đức của người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tuyên truyền các kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ, nuôi con khỏe dạy con ngoan, phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em, thành viên trong CLB không để con bỏ học giữa chừng…
          Mô hình CLB phát triển kinh tế tuy còn non trẻ, nhưng sau 4 năm hoạt động hiệu quả mang lại khá tích cực. Nhiều hộ trước đây nằm vào diện không có khả năng thoát nghèo nhưng nay đã vươn lên thành những hộ có mức thu nhập trung bình và hộ khá. Nhiều chị trong thôn trước đây không biết cách làm ăn nhưng nay đã biết tự làm giàu cho chính gia đình mình. Từ việc sinh hoạt trong CLB, sự tương trợ giúp đỡ nhau trong cuộc sống đã thắt chặt thêm mối quan hệ tình làng nghĩa xóm, an ninh thôn xóm được giữ vững, góp phần đáng kể vào tình hình phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng và phong trào thi đua chung sức chung lòng xây dựng nông thôn mới.
            Tuy nhiên, mô hình trên chỉ mới thực hiện trong phạm vi nhỏ, trong khi đó số lượng hội viên phụ nữ là khá lớn, chính vì vậy cấp ủy, chính quyền, mặt trận, đoàn thể, đặc biệt là Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp cần có những chủ trương, chính sách phù hợp huy động nguồn vốn nội lực giúp cho phụ nữ nghèo được tham gia mô hình phát triển kinh tế giúp mỗi chị em phụ nữ đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
                                                        Kim Oanh - Hội LHPN xã Bắc Ruộng
 

  • |
  • 1200
  • |