Mô hình hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gia đình: Đây được xem là mô hình mang lại hiệu quả cao trong hoạt động tạo vốn để giúp hội viên phụ nữ khó khăn phát triển kinh tế gia đình, Huyện hội đã khai thác và quản lý tốt các nguồn vốn vay với tổng dư nợ do Hội quản lý trên 208 tỷvới 131 tổ/5124 thành viên (số liệu tính đến ngày 30/10/2018). Tiếp tục phát động đến chi hội thực hiện mô hình "5 ngàn tỷ đồng” với 172 tổ/5.639 thành viên, trong năm 2018 đã tiết kiệm thêm số tiền 47.860.000 đồng, nâng tổng số hiện nay lên 1.013.860.000 đồng giúp 812 chị vay không lấy lãi hoặc tính lãi thấp. Ngoài ra tùy vào điều kiện và tình hình thực tế của địa phương các cơ sở hội đã xây dựng nhiều mô hình phát triển kinh tế như: Tổ kết mành nơ, cườm dép, tổ bóc tách hạt điều, tổ may gia công...đã phát huy hiệu quả, giải quyết được việc làm từng bước nâng cao cuộc sống của chị em phụ nữ thoát nghèo bền vững.
Bên cạnh những cách làm trên, năm 2018 Hội đã triển khai các hoạt động “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghệp” thông qua các hoạt động như: Hỗ trợ vốn không hoàn gốc hoặc lãi thấp, liên kết giới thiệu giải ngân các nguồn vốn với các ngân hàng,.. đã giúp cho 13 chị mở các quán ăn, buôn bán nhỏ, 01 chị mở xưởng may (xã sơn mỹ); Tổ chức khảo sát nhu cầu khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, tạo điều kiện cho các chị có ý tưởng khởi nghiệp tiếp cận các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để trao đổi bảo vệ đề án khởi nghiệp của mình thông qua các hoạt động đó đã có 01 ý tưởng được đi Trung Ương để bảo vệ và được hỗ trợ đầu tư 50 triệu, 02 ý tưởng được bảo vệ tại tỉnh và được hỗ trợ 15 triệu.
Mô hình xây dựng gia đình hạnh phúc tiếp tục phát triển, duy trì và nhân rộng 28 địa chỉ tin cậy tại cộng đồng với 172 thành viên, 21 tổ dịch vụ gia đình với 167 thành viên, 13 tổ phụ nữ phóng chống tệ nạn xã hội/ 321 thành viên; 44 câu lạc bộ xây dựng gia đình hạnh phúc/881 thành viên; 01 câu lạc bộ phụ nữ tuyên truyền pháp luật/40 thành viên. Thông qua hoạt động của các tổ, các câu lạc bộ đã tư vấn giúp đở nhiều trường hợp chị em bị bạo lực gia đình, bạo hành trẻ em...riêng trong năm 2018 đã tư vấn, hỗ trợ giúp đỡ kịp thời 11 vụ bạo lực gia đình và bạo hành trẻ em.
Mô hình “3 trong 1”, LHPN huyện đã thành lập mô hình “3 trong 1” tại thị trấn Tân Minh và nhân rộng tại xã Thắng Hải với 30 thành viên, hoạt động của mô hình là 3 người giúp 1 đối tượng nghiện ma túy. Thông qua hoạt động của mô hình đã vận động được 09 con nghiện đi cai nghiện bằng phương pháp điều trị thay thế Methanol đồng thời tuyên truyền cho cán bộ, nhân dân và hội viên phụ nữ ở địa phương nâng cao ý thức cảnh giác phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh trật tự tại địa bàn dân cư. Năm 2018 tiếp tục thành lập và ra mắt mô hình “Phụ nữ và gia đình người thân không nói không với cây cần sa” tại Thắng Hải với 27 chị.
Mô hình “Hũ gạo tình thương” có 79 tổ/2.219 thành viên tại 10/10 cơ sở Hội, tiết kiệm được trên 5 tấn gạo, 26.294.000 đồng, giúp 594 hội viên, phụ nữ khó khăn.
Mô hình “Thu gom phế liệu” có 23 tổ/483 thành viên tại 7/10 cơ sở Hội (Tân Đức, TT Tân Minh, TT Tân Nghĩa, Sông Phan, Sơn Mỹ, Tân Thắng, Thắng Hải) bằng hoạt động phân loại các phế liệu tái sử dụng được để gom bán đến nay số tiền bán được là 10.824.000đồng giúp cho 73 hội viên, phụ nữ khó khăn, mắc bệnh nan y, đồng thời mua tặng 82 giỏ nhựa đi chợ cho hội viên phụ nữ nghèo
Gắn các tiêu chí của cuộc vận động “5 không 3 sạch” với phong trào xây dựng nông thôn mới, Hội phụ nữ các xã thị trấn đã xây dựng và triển khai nhiều loại hình hoạt dộng có hiệu quả như: Xây dựng 11 tuyến đường “xanh – sạch – đẹp”/ 10 xã, thị trấn với hơn 200 chị thường xuyên tham gia dọn vệ sinh, thu gom rác thải trên các tuyến đường; Mô hình “Tổ phụ nữ tuyên tuyền sử dụng nước sạch vì sức khỏe gia đình và cộng đồng tại xã Tân Thắng và Thắng Hải; năm 2018 đã thành lập và ra mắt mô hình “Tổ phụ nữ thu gom và đóng phí rác thải” với 90 thành viên tại Hội phụ nữ thị trấn Tân Minh và hội phụ nữ xã Sông Phan, thành lập được 13 tổ, câu lạc bộ/233 thành viên hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao phù hợp với từng đối tượng, từng lĩnh vực ngành nghề khác nhau; Thành lập và duy trì hoạt động 10 CLB an toàn giao thông với 1.237 thành viên. Qua hoạt động, các câu lạc bộ tiếp tục triển khai xây dựng và tham gia hưởng ứng nhân rộng mô hình “Khu dân cư đảm bảo trật tự an toàn giao thông” gắn với phong trào thi đua “Chung sức, chung lòng xây dựng nông thôn mới”. Một số cơ sở Hội đã chủ động xây dựng các đoạn đường, khu phố ATGT do phụ nữ tự quản, tiêu biểu như “Tuyến đường xanh, sạch, đẹp” (Tân Minh), “Đoạn đường ATGT” (Tân Phúc). Đây là những mô hình nhằm đáp ứng được yêu cầu công tác Hội và đồng thời góp phần thực hiện tốt phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa".
Nhìn chung trong quá trình thực hiện Kết luận 62-KL/TW của Bộ Chính trị "về tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội", với tinh thần chủ động, sáng tạo, luôn đổi mới phương thức hoạt động phù hợp với hoàn cảnh, nhu cầu của hội viên bằng những cách làm hay, nhiều mô hình hiệu quả đã và đang được nhân rộng ở cơ sở, đã tập hợp, thu hút được đông đảo tầng lớp phụ nữ đến với tổ chức Hội. Đó là sự động viên tinh thần rất lớn đối với Hội LHPN huyện, giúp đội ngũ cán bộ Hội từ huyện đến cơ sở tiếp tục có thêm sức mạnh, có thêm động lực để giữ vững và phát huy những thành tích Hội LHPN huyện đã đạt được trong nhiều năm qua, từ đó, ngày càng khẳng định vị thế của PN trong thời đại mới, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương./.