KẾT QUẢ VÀ KINH NGHIỆM THỰC HIỆN CÁC MÔ HÌNH THAM GIA THỰC HIỆN PHONG TRÀO TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC

          Trước tình hình trên, các cấp Hội phụ nữ xác định trách nhiệm trong việc thực hiện Nghị quyết Liên tịch 01-TW giữa Bộ Công an và Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về quản lý, giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội nhằm góp phần đảm bảo an ninh trật tự tại địa bàn dân cư. Trong những năm qua, cùng với việc tập trung tuyên truyền vận động hội viên phụ nữ vươn lên xóa đói giảm nghèo, chăm sóc mái ấm gia đình, tích cực tham gia công tác xã hội góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, các cấp Hội phụ nữ tham gia thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, chú trọng đến việc xây dựng mô hình phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương, cụ thể một số mô hình hoạt động có hiệu quả như mô hình “Tổ phụ nữ vận động chồng con cai nghiện và quản lý sau cai” tại phường Tân Thiện, thị xã La Gi vào năm 2007, mô hình “Tổ phụ nữ phát hiện, tố giác tội phạm, tệ nạn xã hội” được thành lập tại xã Hàm Minh, Hàm Thuận Nam (năm 2008) mô hình “Tổ PN tuyên truyền giữ gìn an ninh trật tự bảo vệ sự bình yên của gia đình và cộng đồng” tại xã Bắc Ruộng, huyện Tánh Linh (năm 2011), mô hình “Đội dân phòng nữ giữ gìn an ninh trật tự” do Hội LHPN xã Hàm Minh, Hàm Thuận Nam phối hợp Công an xã thành lập (năm 2012). Từ kết quả hoạt động của các mô hình này, nhận thấy rằng nơi nào có sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, hỗ trợ chính quyền địa phương, cán bộ tích cực tham mưu thực hiện nhiệt tình, năng nổ, chịu khó bám địa bàn, nắm tình hình và đề xuất giải quyết kịp thời các vấn đề có liên quan đến an ninh trật tự,  vai trò của hội viên nòng cốt sẽ được phát huy đúng mức. Ngược lại ở một số địa phương, Hội cũng đầu tư xây dựng mô hình nhưng không được sự quan tâm đúng mức, vai trò của hội viên tham gia thực hiện còn cầm chừng, thực hiện mô hình mang tính hình thức. Do vậy, Hội LHPN tỉnh đã đánh giá hiệu quả hoạt động của các mô hình, phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của từng loại mô hình, từ đó đầu tư hoạt động mô hình có chiều sâu hơn, đồng thời hỗ trợ, hướng dẫn cho Hội LHPN các xã tại các địa bàn trọng điểm về cách triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

         Tháng 9/2012, Hội LHPN tỉnh phối hợp Phòng PV28 Công an tỉnh xây dựng mô hình “3 trong 1” về đảm bảo an ninh trật tự tại khu phố 7, phường Tân An, thị xã La Gi và khu phố Hải Tân 3, thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong (mỗi nhóm có 3 người gồm cán bộ Ban điều hành khu phố, cán bộ Hội và hội viên phụ nữ, giúp 01 đối tượng thuộc 1 trong 3 trường hợp là gia đình bị bạo lực, con em nghiện ma túy hoặc học sinh có nguy cơ bỏ học). Mô hình do đồng chí Phó chủ tịch UBND phường làm trưởng ban, Hội LHPN và Công an làm phó ban, các ban ngành đoàn thể phường, khu phố làm thành viên. Mô hình này gắn kết chặt chẽ sự chỉ đạo của cấp ủy và sự phối hợp của chính quyền, ban ngành đoàn thể cấp xã, đặc biệt là ban điều hành khu phố và cán bộ, hội viên phụ nữ trong việc tham gia vận động các đối tượng tiến bộ, tái hòa nhập cộng đồng, tránh tái phạm. Khi mô hình được triển khai thực hiện được các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương đồng tình, đánh giá cao, ngoài việc tuyên truyền, nâng cao ý thức trong việc phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm, còn phân công giúp đỡ đối tượng cụ thể, kết quả hoạt động của mô hình được thể hiện rõ, không mang tính chung chung. Do vậy, mô hình được ban, ngành, đoàn thể ở địa phương ủng hộ và thực hiện có hiệu quả.

         Qua gần 01 năm thực hiện mô hình, các tuyên truyền viên tuyên truyền ký gần 900 bản cam kết tại các hộ gia đình của khu phố, phát 1000 tờ rơi và xây dựng pa nô tuyên truyền về ma túy. Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề về phòng chống ma túy, tội phạm, bạo lực gia đình. Kết quả thực hiện mô hình tại thị trấn Phan Rí Cửa có hiệu quả rõ nét. Các thành viên trong nhóm tích cực bám sát các hộ gia đình, các đối tượng cụ thể để giúp đỡ: Giúp 01 em sau cai nghiện trở về, hỗ trợ vốn làm ăn, có việc làm ổn định, không tái nghiện; tư vấn, hòa giải 02 cặp vợ chồng thường xuyên xảy ra bạo lực gia đình, đến nay gia đình hòa thuận; giúp đỡ vận động 01 em bỏ học trở lại trường lớp. Trong đó, trường hợp đối tượng nghiện ma túy là em Võ Văn Sang ở khu phố Hải Tân 3 đã được giúp đỡ thành công trước bao khó khăn của gia đình và xã hội. Cuối cùng, em đã đồng ý đi cai nghiện và sau khi em cai nghiện trở về, Hội LHPN thị trấn hỗ trợ vốn giúp gia đình mua cho em một chiếc xuồng chở cá, có việc làm ổn định, đến nay em không bị tái nghiện.

         Tuy nhiên, qua sơ kết đánh giá mô hình “3 trong 1” tại các địa phương làm điểm vẫn còn một số hạn chế. Chưa kịp thời họp Ban chỉ đạo đánh giá kết quả thực hiện mô hình để tiếp tục phân công các nhóm giúp đỡ các đối tượng tiếp theo. Công tác nhân rộng mô hình, gương điển hình biểu dương người tốt việc tốt chưa được quan tâm đúng mức. Chưa phát huy hết trách nhiệm các thành viên tham gia thực hiện mô hình.

         Với những kết quả đạt được qua nhiều năm thực hiện việc xây dựng, củng cố và nhân rộng mô hình tham gia thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc rút ra một số kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện trong thời gian đến như sau:

        Thứ nhất, phải nhận thức sâu sắc quan điểm của Đảng, nhà nước ta việc giáo dục con người phạm tội, tệ nạn xã hội trở thành công dân có ích cho xã hội là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội. Cấp ủy, chính quyền cơ sở phải chỉ đạo sát sao, Công an và Hội phụ nữ chủ động tham mưu kịp thời, huy động các ban, ngành, đoàn thể ở xã và thôn tham gia thực hiện. Phải xây dựng quy chế phối hợp, chương trình, kế hoạch công tác, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đồng chí chịu trách nhiệm đôn đốc, giúp đỡ và xem đây là tiêu chuẩn để đánh giá kết quả hoạt động hàng năm của từng tổ chức, địa bàn dân cư.

        Thứ hai, cấp ủy, chính quyền phải thực sự quan tâm chỉ đạo, tạo mọi điều kiện thật sự về tinh thần, hỗ trợ về kinh phí. Hội Phụ nữ  phối hợp với Công an tham mưu lựa chọn và sử dụng cán bộ, hội viên, những người có uy tín, nhiệt tình, có năng lực, điều kiện để nhận lãnh quản lý, giáo dục các em. Phải nắm bắt được điều kiện, hoàn cảnh, tâm tư, nguyện vọng của đối tượng để có biện pháp quản lý, giáo dục thích hợp, giúp đỡ đào tạo nghề, tạo việc làm cho đối tượng.

       Thứ ba, căn cứ tình hình vi phạm, số đối tượng trên địa bàn để xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung, biện pháp quản lý giáo dục có hiệu quả phù hợp với thực tiễn của địa phương. Việc phân công phối hợp phải cụ thể, rành mạch và duy trì việc thực hiện thường xuyên, kịp thời trao đổi thông tin về đối tượng để phối hợp quản lý giáo dục theo chức năng, trong từng giai đoạn. Kịp thời kiến nghị đề xuất cấp trên những vấn đề khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện.

      Thứ tư, duy trì thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện của cấp ủy, chính quyền, qua đó chấn chỉnh những thiếu sót trong quá trình thực hiện, kịp thời phát hiện những cá nhân, tổ chức có cách làm hay, sáng tạo, xây dựng điển hình để nhân rộng học tập làm theo.

      Thứ năm, duy trì việc họp giao ban định kỳ để đánh giá rút kinh nghiệm những việc đã làm được và những vướng mắc trong quá trình thực hiện. Tổ chức sơ, tổng kết việc thực hiện theo quy định. Kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc nhằm động viên cán bộ, chiến sĩ, hội viên, người dân thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.


KẾT QUẢ VÀ KINH NGHIỆM THỰC HIỆN CÁC MÔ HÌNH THAM GIA THỰC HIỆN PHONG TRÀO TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC

Cùng với sự đổi mới của đất nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Bình Thuận đã và đang từng bước phát triển đi lên, đời sống nhân dân được cải thiện, văn hóa xã hội có bước tiến bộ rõ rệt, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn được giữ vững. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển chung, những mặt trái của cơ chế thị trường đã làm nảy sinh các tệ nạn xã hội như cờ bạc, ma túy, mại dâm, trộm cắp,… đặc biệt tình hình bạo lực gia đình, tỉ lệ tái nghiện ma túy cao, học sinh bỏ học là những vấn đề trăn trở của Hội LHPN các cấp.

          Trước tình hình trên, các cấp Hội phụ nữ xác định trách nhiệm trong việc thực hiện Nghị quyết Liên tịch 01-TW giữa Bộ Công an và Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về quản lý, giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội nhằm góp phần đảm bảo an ninh trật tự tại địa bàn dân cư. Trong những năm qua, cùng với việc tập trung tuyên truyền vận động hội viên phụ nữ vươn lên xóa đói giảm nghèo, chăm sóc mái ấm gia đình, tích cực tham gia công tác xã hội góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, các cấp Hội phụ nữ tham gia thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, chú trọng đến việc xây dựng mô hình phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương, cụ thể một số mô hình hoạt động có hiệu quả như mô hình “Tổ phụ nữ vận động chồng con cai nghiện và quản lý sau cai” tại phường Tân Thiện, thị xã La Gi vào năm 2007, mô hình “Tổ phụ nữ phát hiện, tố giác tội phạm, tệ nạn xã hội” được thành lập tại xã Hàm Minh, Hàm Thuận Nam (năm 2008) mô hình “Tổ PN tuyên truyền giữ gìn an ninh trật tự bảo vệ sự bình yên của gia đình và cộng đồng” tại xã Bắc Ruộng, huyện Tánh Linh (năm 2011), mô hình “Đội dân phòng nữ giữ gìn an ninh trật tự” do Hội LHPN xã Hàm Minh, Hàm Thuận Nam phối hợp Công an xã thành lập (năm 2012). Từ kết quả hoạt động của các mô hình này, nhận thấy rằng nơi nào có sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, hỗ trợ chính quyền địa phương, cán bộ tích cực tham mưu thực hiện nhiệt tình, năng nổ, chịu khó bám địa bàn, nắm tình hình và đề xuất giải quyết kịp thời các vấn đề có liên quan đến an ninh trật tự,  vai trò của hội viên nòng cốt sẽ được phát huy đúng mức. Ngược lại ở một số địa phương, Hội cũng đầu tư xây dựng mô hình nhưng không được sự quan tâm đúng mức, vai trò của hội viên tham gia thực hiện còn cầm chừng, thực hiện mô hình mang tính hình thức. Do vậy, Hội LHPN tỉnh đã đánh giá hiệu quả hoạt động của các mô hình, phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của từng loại mô hình, từ đó đầu tư hoạt động mô hình có chiều sâu hơn, đồng thời hỗ trợ, hướng dẫn cho Hội LHPN các xã tại các địa bàn trọng điểm về cách triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

         Tháng 9/2012, Hội LHPN tỉnh phối hợp Phòng PV28 Công an tỉnh xây dựng mô hình “3 trong 1” về đảm bảo an ninh trật tự tại khu phố 7, phường Tân An, thị xã La Gi và khu phố Hải Tân 3, thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong (mỗi nhóm có 3 người gồm cán bộ Ban điều hành khu phố, cán bộ Hội và hội viên phụ nữ, giúp 01 đối tượng thuộc 1 trong 3 trường hợp là gia đình bị bạo lực, con em nghiện ma túy hoặc học sinh có nguy cơ bỏ học). Mô hình do đồng chí Phó chủ tịch UBND phường làm trưởng ban, Hội LHPN và Công an làm phó ban, các ban ngành đoàn thể phường, khu phố làm thành viên. Mô hình này gắn kết chặt chẽ sự chỉ đạo của cấp ủy và sự phối hợp của chính quyền, ban ngành đoàn thể cấp xã, đặc biệt là ban điều hành khu phố và cán bộ, hội viên phụ nữ trong việc tham gia vận động các đối tượng tiến bộ, tái hòa nhập cộng đồng, tránh tái phạm. Khi mô hình được triển khai thực hiện được các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương đồng tình, đánh giá cao, ngoài việc tuyên truyền, nâng cao ý thức trong việc phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm, còn phân công giúp đỡ đối tượng cụ thể, kết quả hoạt động của mô hình được thể hiện rõ, không mang tính chung chung. Do vậy, mô hình được ban, ngành, đoàn thể ở địa phương ủng hộ và thực hiện có hiệu quả.

         Qua gần 01 năm thực hiện mô hình, các tuyên truyền viên tuyên truyền ký gần 900 bản cam kết tại các hộ gia đình của khu phố, phát 1000 tờ rơi và xây dựng pa nô tuyên truyền về ma túy. Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề về phòng chống ma túy, tội phạm, bạo lực gia đình. Kết quả thực hiện mô hình tại thị trấn Phan Rí Cửa có hiệu quả rõ nét. Các thành viên trong nhóm tích cực bám sát các hộ gia đình, các đối tượng cụ thể để giúp đỡ: Giúp 01 em sau cai nghiện trở về, hỗ trợ vốn làm ăn, có việc làm ổn định, không tái nghiện; tư vấn, hòa giải 02 cặp vợ chồng thường xuyên xảy ra bạo lực gia đình, đến nay gia đình hòa thuận; giúp đỡ vận động 01 em bỏ học trở lại trường lớp. Trong đó, trường hợp đối tượng nghiện ma túy là em Võ Văn Sang ở khu phố Hải Tân 3 đã được giúp đỡ thành công trước bao khó khăn của gia đình và xã hội. Cuối cùng, em đã đồng ý đi cai nghiện và sau khi em cai nghiện trở về, Hội LHPN thị trấn hỗ trợ vốn giúp gia đình mua cho em một chiếc xuồng chở cá, có việc làm ổn định, đến nay em không bị tái nghiện.

         Tuy nhiên, qua sơ kết đánh giá mô hình “3 trong 1” tại các địa phương làm điểm vẫn còn một số hạn chế. Chưa kịp thời họp Ban chỉ đạo đánh giá kết quả thực hiện mô hình để tiếp tục phân công các nhóm giúp đỡ các đối tượng tiếp theo. Công tác nhân rộng mô hình, gương điển hình biểu dương người tốt việc tốt chưa được quan tâm đúng mức. Chưa phát huy hết trách nhiệm các thành viên tham gia thực hiện mô hình.

         Với những kết quả đạt được qua nhiều năm thực hiện việc xây dựng, củng cố và nhân rộng mô hình tham gia thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc rút ra một số kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện trong thời gian đến như sau:

        Thứ nhất, phải nhận thức sâu sắc quan điểm của Đảng, nhà nước ta việc giáo dục con người phạm tội, tệ nạn xã hội trở thành công dân có ích cho xã hội là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội. Cấp ủy, chính quyền cơ sở phải chỉ đạo sát sao, Công an và Hội phụ nữ chủ động tham mưu kịp thời, huy động các ban, ngành, đoàn thể ở xã và thôn tham gia thực hiện. Phải xây dựng quy chế phối hợp, chương trình, kế hoạch công tác, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đồng chí chịu trách nhiệm đôn đốc, giúp đỡ và xem đây là tiêu chuẩn để đánh giá kết quả hoạt động hàng năm của từng tổ chức, địa bàn dân cư.

        Thứ hai, cấp ủy, chính quyền phải thực sự quan tâm chỉ đạo, tạo mọi điều kiện thật sự về tinh thần, hỗ trợ về kinh phí. Hội Phụ nữ  phối hợp với Công an tham mưu lựa chọn và sử dụng cán bộ, hội viên, những người có uy tín, nhiệt tình, có năng lực, điều kiện để nhận lãnh quản lý, giáo dục các em. Phải nắm bắt được điều kiện, hoàn cảnh, tâm tư, nguyện vọng của đối tượng để có biện pháp quản lý, giáo dục thích hợp, giúp đỡ đào tạo nghề, tạo việc làm cho đối tượng.

       Thứ ba, căn cứ tình hình vi phạm, số đối tượng trên địa bàn để xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung, biện pháp quản lý giáo dục có hiệu quả phù hợp với thực tiễn của địa phương. Việc phân công phối hợp phải cụ thể, rành mạch và duy trì việc thực hiện thường xuyên, kịp thời trao đổi thông tin về đối tượng để phối hợp quản lý giáo dục theo chức năng, trong từng giai đoạn. Kịp thời kiến nghị đề xuất cấp trên những vấn đề khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện.

      Thứ tư, duy trì thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện của cấp ủy, chính quyền, qua đó chấn chỉnh những thiếu sót trong quá trình thực hiện, kịp thời phát hiện những cá nhân, tổ chức có cách làm hay, sáng tạo, xây dựng điển hình để nhân rộng học tập làm theo.

      Thứ năm, duy trì việc họp giao ban định kỳ để đánh giá rút kinh nghiệm những việc đã làm được và những vướng mắc trong quá trình thực hiện. Tổ chức sơ, tổng kết việc thực hiện theo quy định. Kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc nhằm động viên cán bộ, chiến sĩ, hội viên, người dân thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.


Các tin khác