Được sự thống nhất của Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh tổ chức Tọa đàm “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả” với sự tham gia của 60 đại biểu là lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBMTTTQ Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, huyện/thành ủy, đảng ủy cơ sở và cán bộ Hội các cấp, nhằm huy động sự quan tâm đồng thuận của các cấp, các ngành, đơn vị, địa phương tham gia thảo luận hiến kế những giải pháp thiết thực, cụ thể phù hợp với đặc thù của cán bộ Hội, để tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ Hội các cấp được trưởng thành, hoạt động chuyên nghiệp và hiệu quả, xây dựng tổ chức Hội ngày càng phát triển bền vững, góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.
Tại Tọa đàm, các đại biểu đã nắm được thực trạng của đội ngũ cán bộ Hội các cấp hiện tại, tập trung thảo luận, hiến kế những giải pháp phù hợp với từng lĩnh vực của ngành, đơn vị, địa phương để hỗ trợ nâng cao chất lượng cán bộ Hội các cấp trong thời gian đến thật sự chuyên nghiệp, hiệu quả hơn. Có 10 ý kiến tham gia các giải pháp như sau:
1. Đảng đoàn, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh tiếp tục phối hợp thường xuyên, chặt chẽ với huyện/thị/thành ủy quan tâm bồi dưỡng, giáo dục nâng cao bản lĩnh chính trị vững vàng, rèn luyện đạo đức lối sống và đạo đức nghề nghiệp, lý tưởng cống hiến cho cán bộ Hội LHPN các cấp một cách đồng bộ;
2. Cấp ủy, chính quyền các cấp tiếp tục dành sự quan tâm thỏa đáng đến cán bộ nữ, cán bộ Hội các cấp thông qua công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lý Nhà nước, nghiệp vụ chuyên môn cả về lý luận lẫn thực tiễn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và bảo đảm đủ tiêu chuẩn trước khi đề bạt, bổ nhiệm;
3. Tiếp tục đề xuất Trung ương Hội, Phân hiệu Học viện phụ nữ tiếp tục đổi mới nội dung và hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng thông qua hoạt động thực tiễn và hướng dẫn sâu kỹ năng để cán bộ Hội nắm vững và thực hiện tốt nhiệm vụ. Đảm bảo cán bộ Hội chuyên trách từ tỉnh đến cấp cơ sở phải có nghiệp vụ về công tác phụ nữ; có các kỹ năng, năng lực hoạt động thực tiễn; các kiến thức mới, chuyên sâu về công tác phụ nữ, bình đẳng giới.
4. Đối với cán bộ Hội chuyên trách các cấp cần chủ động học tập nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác toàn diện, kinh nghiệm thực tiễn, có uy tín, nhiệt tình với công việc, gần gũi với hội viên, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, đổi mới hình thức tuyên truyền vận động, thu hút, tập hợp phụ nữ, phát triển hội viên, xây dựng tổ chức Hội phát triển toàn diện, bền vững, để xứng đáng là tổ chức tiên phong;
5. Tổ chức Hội từng cấp chủ động tham mưu cấp ủy xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên trách có cơ cấu hợp lý về độ tuổi, địa bàn, dân tộc, tôn giáo, trình độ, kinh nghiệm thực tiễn; Đồng thời cấp ủy thường xuyên xem xét quy hoạch, luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ Hội giữ các vị trí lãnh đạo, quản lý cấp ủy, chính quyền, các ngành để tạo điều kiện cán bộ Hội phát huy năng lực, sở trường;
6. Cấp ủy, chính quyền cấp cơ sở tạo điều kiện cho cán bộ Chi/tổ hội được kiêm nhiệm các chức danh có hỗ trợ chế độ để tham gia thực hiện tốt nhiệm vụ công tác Hội và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã của địa phương;
Với sự quan tâm và trách nhiệm của lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị, địa phương và sự phấn đấu, rèn luyện của mỗi cán bộ Hội ở từng cấp. Hy vọng trong thời gian đến, chất lượng đội ngũ cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp sẽ được nâng cao về chất lượng và đảm bảo về số lượng, tham mưu, tổ chức thực hiện các phong trào, hoạt động của Hội sẽ chuyên nghiệp, hiệu quả đáp hơn đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ công tác Hội trong thời kỳ mới.