ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC, KỸ NĂNG NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC HỘI CHO CÁN BỘ HỘI LHPN CÁC CẤP

Nhìn chung, đội ngũ cán bộ Hội sau khi được đào tạo về địa phương công tác đều trưởng thành có bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý thức và khả năng đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, gương mẫu về đạo đức, lối sống, có kiến thức về lãnh đạo, quản lý và đặc biệt là kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng tuyên truyền, thuyết phục và vận động quần chúng. Hầu hết các chị đều được trưởng thành, giữ các chức danh quan trọng trong cấp ủy, chính quyền các cấp.

Tuy nhiên, năng lực một bộ phận cán bộ vẫn còn hạn chế, nhất là kiến thức về phương pháp nghiên cứu, quản lý, về khoa học và lý luận, việc cụ thể hóa các chủ trương, chính sách gắn với nhiệm vụ của Hội chưa đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn hiện nay.

Trong thời gian đến, Hội LHPN tiếp tục thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội các cấp để chủ động về nhân sự, đề bạt, bổ nhiệm bảo đảm tiêu chuẩn từng chức danh, phát huy được thế mạnh của cán bộ Hội. Xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo cán bộ Hội theo từng lĩnh vực, gắn với quy hoạch. Cần đảm bảo tỷ lệ cán bộ Hội tham gia các khóa đào tạo tại các trường lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước từ 30% trở lên. Phấn đấu trong nhiệm kỳ 2016 - 2021 cán bộ Hội các cấp đạt chuẩn. Đồng thời, tiếp tục thực hiện tốt các hoạt động phối hợp với Phân hiệu Học viện Phụ nữ Việt Nam và Trường Chính trị tỉnh trong việc tổ chức hoạt động liên kết đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội:

1. Thực hiện đổi mới nội dung bồi dưỡng cán bộ Hội, lấy tiêu chuẩn cán bộ làm căn cứ để xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng thống nhất trong hệ thống trường. Nội dung đào tạo phải thiết thực, hiệu quả phù hợp với yêu cầu của cán bộ Hội từng cấp; chú trọng kiến thức lý luận và thực tiễn.

2. Chú trọng bồi dưỡng chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; bồi dưỡng kiến thức về văn hóa, tôn giáo, dân tộc, những truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam; kiến thức quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, chuyên môn nghiệp vụ.

3. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo cho phù hợp với cán bộ hội từng cấp. Mở rộng các đối tượng đào tạo, bồi dưỡng phối hợp với các trường thực hiện một quy trình quản lý chặt chẽ từ khâu chiêu sinh đến cấp giấy chứng nhận đào tạo góp phần nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Hội các cấp./.

 


ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC, KỸ NĂNG NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC HỘI CHO CÁN BỘ HỘI LHPN CÁC CẤP

Công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ công tác Hội cho cán bộ Hội các cấp tiếp tục được Hội LHPN tỉnh xác định là nhiệm vụ quan trọng và là khâu đột phá trong thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Phụ nữ tỉnh nhiệm kỳ 2011- 2016. Từ thực tiễn phong trào phụ nữ của tỉnh cho thấy nơi nào cán bộ Hội năng động, sáng tạo, nhiệt tình có trách nhiệm với công việc thì ở đó có phong trào mạnh và ngược lại nơi nào cán bộ Hội việc thiếu trách nhiệm, thiếu kỹ năng, nghiệp vụ thì phong trào khó phát triển. Hằng năm, để trang bị kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ về công tác Hội cho đội ngũ cán bộ Hội cấp xã đủ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị đảm bảo công tác Hội trong thời kỳ mới. Thực hiện Đề án “đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội LHPN các cấp” của Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Việt Nam theo Quyết định 1891/QĐ-TTg, ngày 14/12/2012 của Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt  và Đề án “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội LHPN cấp cơ sở” giai đoạn 2013 - 2017 của Hội LHPN tỉnh. Hội LHPN tỉnh phối hợp với Trường Chính trị tổ chức hoạt động liên kết đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ cấp cơ sở. Trong nhiệm kỳ qua, đã mở được 18 lớp với 1.371 cán bộ Hội tham gia học (01 lớp trung cấp phụ vận/68 chị; 01 lớp sơ cấp Công tác xã hội Chuyên ngành công tác phụ nữ cho 59 cán bộ Hội chủ chốt và cán bộ dự nguồn cấp xã, 14 lớp bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ công tác Hội ngắn ngày với trên 1.460 lượt cán bộ Hội và Uỷ viên Ban Chấp hành phụ nữ các cấp theo học).

Nhìn chung, đội ngũ cán bộ Hội sau khi được đào tạo về địa phương công tác đều trưởng thành có bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý thức và khả năng đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, gương mẫu về đạo đức, lối sống, có kiến thức về lãnh đạo, quản lý và đặc biệt là kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng tuyên truyền, thuyết phục và vận động quần chúng. Hầu hết các chị đều được trưởng thành, giữ các chức danh quan trọng trong cấp ủy, chính quyền các cấp.

Tuy nhiên, năng lực một bộ phận cán bộ vẫn còn hạn chế, nhất là kiến thức về phương pháp nghiên cứu, quản lý, về khoa học và lý luận, việc cụ thể hóa các chủ trương, chính sách gắn với nhiệm vụ của Hội chưa đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn hiện nay.

Trong thời gian đến, Hội LHPN tiếp tục thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội các cấp để chủ động về nhân sự, đề bạt, bổ nhiệm bảo đảm tiêu chuẩn từng chức danh, phát huy được thế mạnh của cán bộ Hội. Xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo cán bộ Hội theo từng lĩnh vực, gắn với quy hoạch. Cần đảm bảo tỷ lệ cán bộ Hội tham gia các khóa đào tạo tại các trường lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước từ 30% trở lên. Phấn đấu trong nhiệm kỳ 2016 - 2021 cán bộ Hội các cấp đạt chuẩn. Đồng thời, tiếp tục thực hiện tốt các hoạt động phối hợp với Phân hiệu Học viện Phụ nữ Việt Nam và Trường Chính trị tỉnh trong việc tổ chức hoạt động liên kết đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội:

1. Thực hiện đổi mới nội dung bồi dưỡng cán bộ Hội, lấy tiêu chuẩn cán bộ làm căn cứ để xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng thống nhất trong hệ thống trường. Nội dung đào tạo phải thiết thực, hiệu quả phù hợp với yêu cầu của cán bộ Hội từng cấp; chú trọng kiến thức lý luận và thực tiễn.

2. Chú trọng bồi dưỡng chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; bồi dưỡng kiến thức về văn hóa, tôn giáo, dân tộc, những truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam; kiến thức quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, chuyên môn nghiệp vụ.

3. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo cho phù hợp với cán bộ hội từng cấp. Mở rộng các đối tượng đào tạo, bồi dưỡng phối hợp với các trường thực hiện một quy trình quản lý chặt chẽ từ khâu chiêu sinh đến cấp giấy chứng nhận đào tạo góp phần nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Hội các cấp./.

 


Các tin khác