PHỤ NỮ XÃ PHONG NẪM - THÀNH PHỐ PHAN THIẾT SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH VỆ SINH MÔI TRƯỜNG VÌ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

Năm 2011, mô hình “Tổ phụ nữ sử dụng nước sạch vệ sinh môi trường vì sức khỏe gia đình và cộng đồng” được thành lập tại thôn Xuân Phú - xã Phong Nẫm; năm 2014, được nhân rộng tại thôn Xuân Hòa, nâng tổng số 78 thành viên và được chia thành nhiều nhóm. Các nhóm trưởng có nhiệm vụ tuyên truyền về nội dung của mô hình nhằm làm cho hội viên, phụ nữ nhận thức đúng về ý nghĩa của việc sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường. Định kì hàng tháng, thành viên Ban Chỉ đạo tham gia sinh hoạt định kì lồng ghép với câu lạc bộ “Gia đình 5 không - 3 sạch”; qua đó, trao đổi những khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện và đề ra các biện pháp khắc phục hiệu quả nhất. Thông qua mô hình, 100 hội viên, phụ nữ được tập huấn về nước sạch - vệ sinh môi trường và kiến thức về giới; trang bị kỹ năng tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ về tác hại của biến đổi khí hậu; tổ chức dọn dẹp vệ sinh nhà ở, vệ sinh thôn xóm; sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường, hạn chế sử dụng nguồn nguyên liệu, nhiên liệu có phát sinh khí thải gây ô nhiễm môi trường. Đến nay, 487/609 hộ có chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động trong việc sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường. Thôn Xuân Phú có 69% hộ dân đóng phí môi sinh, hơn 90% hộ dân sử dụng hệ thống nước máy…

Đánh giá về hoạt động mô hình này tại địa phương, bà Nguyễn Thị Ánh Nguyệt - Chủ tịch Hội phụ nữ xã Phong Nẫm, cho biết: “Nhờ có mô hình được triển khai mà hội viên hiểu rõ hơn về sự nguy hại của sự ô nhiễm, từ đó có ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh và sử dụng nước sạch. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn những khó khăn vì mô hình chưa nhân rộng ở 4 thôn, trình độ của tuyên truyền viên chưa đáp ứng yêu cầu; việc giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được chị em quan tâm đúng mức; thói quen xả khí thải trong chăn nuôi và vứt rác bừa bãi vẫn còn xảy ra”. Theo bà Phan Thị Hà - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Phong Nẫm: “Để giải quyết  vấn đề trên, từng hội viên, phụ nữ phải tuyên truyền viên tích cực để giải thích và góp phần thay đổi hành vi xả rác thải của 1 số người dân, để không ảnh hưởng đến các hộ dân xung quanh, góp phần làm môi trường sống trở nên trong lành”.

Trong thời gian đến Hội phụ nữ xã Phong Nẫm, thành phố Phan Thiết tiếp tục tăng cường sự phối hợp để tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho hội viên phụ nữ về công tác bảo vệ môi trường, phổ biến sâu rộng về kiến thức giới, nước sạch vệ sinh môi trường cho phụ nữ nói riêng, nhân dân địa phương nói chung; nhân rộng mô hình đến 100% chi hội phụ nữ; phối hợp vận động các hộ dân trên địa bàn tham gia đóng phí môi sinh...


PHỤ NỮ XÃ PHONG NẪM - THÀNH PHỐ PHAN THIẾT SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH VỆ SINH MÔI TRƯỜNG VÌ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

Xã Phong Nẫm - thành phố Phan Thiết là đơn vị thực hiện mô hình điểm “Tổ phụ nữ sử dụng nước sạch vệ sinh môi trường vì sức khỏe gia đình và cộng đồng” đạt hiệu quả nhất. Đây là mô hình được thực hiện theo chương trình Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn của Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Bình Thuận triển khai tại 24 xã trong toàn tỉnh.

Năm 2011, mô hình “Tổ phụ nữ sử dụng nước sạch vệ sinh môi trường vì sức khỏe gia đình và cộng đồng” được thành lập tại thôn Xuân Phú - xã Phong Nẫm; năm 2014, được nhân rộng tại thôn Xuân Hòa, nâng tổng số 78 thành viên và được chia thành nhiều nhóm. Các nhóm trưởng có nhiệm vụ tuyên truyền về nội dung của mô hình nhằm làm cho hội viên, phụ nữ nhận thức đúng về ý nghĩa của việc sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường. Định kì hàng tháng, thành viên Ban Chỉ đạo tham gia sinh hoạt định kì lồng ghép với câu lạc bộ “Gia đình 5 không - 3 sạch”; qua đó, trao đổi những khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện và đề ra các biện pháp khắc phục hiệu quả nhất. Thông qua mô hình, 100 hội viên, phụ nữ được tập huấn về nước sạch - vệ sinh môi trường và kiến thức về giới; trang bị kỹ năng tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ về tác hại của biến đổi khí hậu; tổ chức dọn dẹp vệ sinh nhà ở, vệ sinh thôn xóm; sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường, hạn chế sử dụng nguồn nguyên liệu, nhiên liệu có phát sinh khí thải gây ô nhiễm môi trường. Đến nay, 487/609 hộ có chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động trong việc sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường. Thôn Xuân Phú có 69% hộ dân đóng phí môi sinh, hơn 90% hộ dân sử dụng hệ thống nước máy…

Đánh giá về hoạt động mô hình này tại địa phương, bà Nguyễn Thị Ánh Nguyệt - Chủ tịch Hội phụ nữ xã Phong Nẫm, cho biết: “Nhờ có mô hình được triển khai mà hội viên hiểu rõ hơn về sự nguy hại của sự ô nhiễm, từ đó có ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh và sử dụng nước sạch. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn những khó khăn vì mô hình chưa nhân rộng ở 4 thôn, trình độ của tuyên truyền viên chưa đáp ứng yêu cầu; việc giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được chị em quan tâm đúng mức; thói quen xả khí thải trong chăn nuôi và vứt rác bừa bãi vẫn còn xảy ra”. Theo bà Phan Thị Hà - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Phong Nẫm: “Để giải quyết  vấn đề trên, từng hội viên, phụ nữ phải tuyên truyền viên tích cực để giải thích và góp phần thay đổi hành vi xả rác thải của 1 số người dân, để không ảnh hưởng đến các hộ dân xung quanh, góp phần làm môi trường sống trở nên trong lành”.

Trong thời gian đến Hội phụ nữ xã Phong Nẫm, thành phố Phan Thiết tiếp tục tăng cường sự phối hợp để tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho hội viên phụ nữ về công tác bảo vệ môi trường, phổ biến sâu rộng về kiến thức giới, nước sạch vệ sinh môi trường cho phụ nữ nói riêng, nhân dân địa phương nói chung; nhân rộng mô hình đến 100% chi hội phụ nữ; phối hợp vận động các hộ dân trên địa bàn tham gia đóng phí môi sinh...


Các tin khác