Qua 5 năm triển khai Đề án, với tinh thần quyết tâm, chủ động và sáng tạo của các cấp Hội, sự phối hợp giữa các ngành, các mục tiêu của Đề án đều đạt và vượt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra. Các cấp Hội phụ nữ phối hợp với các trung tâm dạy nghề tổ chức 377 lớp dạy nghề cho 11.953/10.000 lao động nữ (vượt 120% kế hoạch đề ra); kết quả 9.039 lao động nữ có việc làm đạt 75% (kế hoạch 70%). Kết quả dạy nghề, hỗ trợ việc làm của Đề án góp phần thực hiện chỉ tiêu về đào tạo nghề, giải quyết việc làm, phát huy vai trò của phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế, thực hiện tốt mục tiêu nâng cao thu nhập cho lao động nữ, nâng cao kiến thức nghề nghiệp, tự tạo việc làm sau khi học nghề.
Tuy nhiên, việc thực hiện Đề án từng lúc, từng nơi thiếu đồng bộ nên hiệu quả chưa cao. Nhiều địa phương còn nhầm lẫn giữa các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật với các lớp dạy nghề; một số chị em chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học nghề tạo việc làm ổn định; đối với các chị em vùng đồng bào dân tộc thiểu số việc tiếp thu học nghề còn chậm, còn trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước… Theo đó, trong giai đoạn 2016 - 2020, các cấp Hội sẽ tập trung các hoạt động tư vấn, thông tin về thị trường lao động; phối hợp tổ chức đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nữ; Đẩy mạnh khai thác các nguồn vốn vay thông qua các dự án để giúp phụ nữ vay vốn học nghề, tìm việc làm; phát hiện, nhân rộng các mô hình điển hình về học nghề, tạo việc làm…
Qua Hội nghị, Hội LHPN tỉnh đã tặng giấy khen cho 11 tập thể và 12 cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện Đề án.