HỘI LHPN TỈNH TẬP HUẤN ĐỀ ÁN 295/QĐ – TTg NGÀY 26/02/2010 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ “HỖ TRỢ PHỤ NỮ HỌC NGHỀ, TẠO VIỆC LÀM” GIAI ĐOẠN 2010 – 2015.

         Lớp tập huấn đã trang bị cho chị em phụ nữ kiến thức có liên quan về thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010 – 2015” với các nội dung về tăng cường công tác đào tạo nghề cho phụ nữ, quyền được học nghề và có việc làm của phụ nữ, tỷ lệ lao động nữ được đào tạo nghề và nâng cao chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh của lao động nữ; tạo cơ hội để phụ nữ có thể tìm kiếm việc làm có thu nhập ổn định giúp xóa đói giảm nghèo, nâng cao vị thế cho phụ nữ, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Về các chính sách có liên quan, Hội đã triển khai cho chị em nắm bắt các chế độ Nhà nước ưu đãi khi lao động nữ đi học nghề là đối tượng thuộc diện được hưởng các chính sách ưu đãi, người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người trong diện thu hồi đất canh tác, lao động nữ bị mất việc làm trong các doanh nghiệp được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn với mức tối đa 3 triệu đồng/người/khóa học; hỗ trợ tiền ăn với mức 15.000đ/ngày thực học/người; hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000đ/người/khóa học đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên; lao động nữ thuộc diện hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn với mức tối đa 2,5 triệu đồng/người/khóa học; lao động nữ khác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn với mức tối đa 2 triệu đồng/người/khóa; lao động nữ học nghề được vay vốn để học theo quy định hiện hành về tín dụng đối với học sinh, sinh viên, lao động nữ làm việc ổn định tại chỗ sau khi học nghề được ngân sách hỗ trợ 100% lãi suất đối với các khoản vay học nghề; lao động nữ là người dân tộc thiểu số thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi, người có công với cách mạng, hộ nghèo có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo học các khóa học trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề được hưởng chính sách dạy nghề như đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú; lao động nữ sau khi học nghề được vay vốn từ quỹ Quốc gia về việc làm  thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm, tham gia sản xuất kinh doanh được ưu tiên hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm từ các hoạt động hỗ trợ việc làm của Đề án này và các chương trình xúc tiến thương mại hiện hành.

         Tại buổi tập huấn, Bà Trần Thị Thanh Hương – Phó chủ tịch Hội LHPN tỉnh cũng đã phổ biến cụ thể về những giải pháp để tạo cơ hội cho chị em có việc làm; kịp thời tuyên truyền sâu kỹ về mức hỗ trợ học nghề sẽ được điều chỉnh khi có sự thay đổi chính sách chung, trao đổi, giải đáp các vấn đề có liên quan mà chị em phụ nữ đặt ra; từ đó, Hội tiếp tục có chỉ đạo cụ thể trong chương trình công tác để các cấp Hội triển khai thực hiện phù hợp với tình hình thực tế ở mỗi địa phương, đơn vị; tạo điều kiện cho nhiều chị em hội viên, phụ nữ thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm, đầu tư phát triển sản xuất, chăn nuôi có hiệu quả.


HỘI LHPN TỈNH TẬP HUẤN ĐỀ ÁN 295/QĐ – TTg NGÀY 26/02/2010 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ “HỖ TRỢ PHỤ NỮ HỌC NGHỀ, TẠO VIỆC LÀM” GIAI ĐOẠN 2010 – 2015.

Nhằm nâng cao nhận thức cho chị em phụ nữ trong độ tuổi lao động về nghề nghiệp và cơ hội tìm kiếm việc làm, Hội LHPN tỉnh đã tổ chức 10 lớp tập huấn cho hơn 500 hội viên, phụ nữ của 02 huyện Bắc Bình, Tuy Phong.

         Lớp tập huấn đã trang bị cho chị em phụ nữ kiến thức có liên quan về thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010 – 2015” với các nội dung về tăng cường công tác đào tạo nghề cho phụ nữ, quyền được học nghề và có việc làm của phụ nữ, tỷ lệ lao động nữ được đào tạo nghề và nâng cao chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh của lao động nữ; tạo cơ hội để phụ nữ có thể tìm kiếm việc làm có thu nhập ổn định giúp xóa đói giảm nghèo, nâng cao vị thế cho phụ nữ, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Về các chính sách có liên quan, Hội đã triển khai cho chị em nắm bắt các chế độ Nhà nước ưu đãi khi lao động nữ đi học nghề là đối tượng thuộc diện được hưởng các chính sách ưu đãi, người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người trong diện thu hồi đất canh tác, lao động nữ bị mất việc làm trong các doanh nghiệp được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn với mức tối đa 3 triệu đồng/người/khóa học; hỗ trợ tiền ăn với mức 15.000đ/ngày thực học/người; hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000đ/người/khóa học đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên; lao động nữ thuộc diện hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn với mức tối đa 2,5 triệu đồng/người/khóa học; lao động nữ khác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn với mức tối đa 2 triệu đồng/người/khóa; lao động nữ học nghề được vay vốn để học theo quy định hiện hành về tín dụng đối với học sinh, sinh viên, lao động nữ làm việc ổn định tại chỗ sau khi học nghề được ngân sách hỗ trợ 100% lãi suất đối với các khoản vay học nghề; lao động nữ là người dân tộc thiểu số thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi, người có công với cách mạng, hộ nghèo có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo học các khóa học trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề được hưởng chính sách dạy nghề như đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú; lao động nữ sau khi học nghề được vay vốn từ quỹ Quốc gia về việc làm  thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm, tham gia sản xuất kinh doanh được ưu tiên hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm từ các hoạt động hỗ trợ việc làm của Đề án này và các chương trình xúc tiến thương mại hiện hành.

         Tại buổi tập huấn, Bà Trần Thị Thanh Hương – Phó chủ tịch Hội LHPN tỉnh cũng đã phổ biến cụ thể về những giải pháp để tạo cơ hội cho chị em có việc làm; kịp thời tuyên truyền sâu kỹ về mức hỗ trợ học nghề sẽ được điều chỉnh khi có sự thay đổi chính sách chung, trao đổi, giải đáp các vấn đề có liên quan mà chị em phụ nữ đặt ra; từ đó, Hội tiếp tục có chỉ đạo cụ thể trong chương trình công tác để các cấp Hội triển khai thực hiện phù hợp với tình hình thực tế ở mỗi địa phương, đơn vị; tạo điều kiện cho nhiều chị em hội viên, phụ nữ thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm, đầu tư phát triển sản xuất, chăn nuôi có hiệu quả.


Các tin khác