NGƯỜI PHỤ NỮ KHUYẾT TẬT KHỞI NGHIỆP VỚI CƠ SỞ MAY GIA CÔNG TẠI XÃ SÙNG NHƠN, ĐỨC LINH

      Chị Trần Thị Ngọc Ái, sinh năm 1978, xuất thân từ gia đình nông dân, bản thân bị khuyết tật bẩm sinh, cơ chân và cơ tay không phát triển, nên việc sinh hoạt hàng ngày và đi lại hết sức khó khăn. Trước tình cảnh đó, chị luôn trăn trở làm thế nào để tăng thu nhập cho gia đình và bản thân. Chính vì thế chị không lập gia đình, và đi vào thành phố Hồ Chí Minh học may gia công từ năm 2006 đến 2019. Hơn 13 năm sống xa gia đình, cha mẹ, mọi hoạt động, sinh hoạt của chị phải tự lo liệu, cuộc sống hết sức khó khăn và vất vả.

       Vào tháng 1/2020, chị quyết định về lại quê hương Sùng Nhơn lập nghiệp, và khởi nghiệp cơ sở may gia công tại nhà. Chị đầu tư máy may, hàng may tự chị đi tìm đầu mối từ Thành phố Hồ Chí Minh đưa về; cung cấp cho thợ may gia công. Với đức tính cần cù, chịu khó, công việc của cơ sở may do chị đứng ra đảm nhiệm ngày một phát triển. Hiện nay, cơ sở may gia công của chị đã tạo việc làm thường xuyên cho 8 lao động; với mức lương 4 triệu đồng/ tháng; thu nhập thêm còn tùy vào việc tăng ca và tăng thêm sản phẩm của thợ may.  

       Ngoài việc lo làm ăn, phát triển kinh tế, chị luôn tích cực tham gia các hoạt động phong trào của hội phụ nữ, sinh hoạt tổ hội nhiệt tình; chị sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ trao đổi kinh nghiệm làm ăn với những người khuyết tật cùng hoàn cảnh với chị và bà con lối xóm, được người dân tin yêu và quý mến.

        Chị Ái chia sẻ: Do số phận kém may mắn hơn bao người khác, thiết nghĩ tuổi ngày càng lớn, không thể nào cứ sống xa gia đình mãi như vậy, nên chị đành tâm sự với anh chị em. Nhờ số tiền đi làm lâu nay trong Sài Gòn tích góp được và được anh chị em thương tình nên đã cho mượn không lãi; đã tạo điều kiện cho chị có được cơ sở may như ngày hôm nay.

        Sức khỏe không đảm bảo, nhưng chị Trần Thị Ngọc Ái không khuất phục trước số phận, bằng chính nghị lực vượt qua khó khăn mở cơ sở may tạo việc làm cho phụ nữ tại chi hội. Với những nỗ lực vượt qua hoàn cảnh, chị Ái thực sự là tấm gương sáng để chị em phụ nữ học tập và noi theo trong cuộc sống. Xứng đáng là tấm gương tiêu biểu về tự lực, tự cường, hăng hái tham gia lao động trong phong trào phụ nữ khởi nghiệp tại địa phương/.


NGƯỜI PHỤ NỮ KHUYẾT TẬT KHỞI NGHIỆP VỚI CƠ SỞ MAY GIA CÔNG TẠI XÃ SÙNG NHƠN, ĐỨC LINH

      Đến tổ 5, thôn 3, xã Sùng Nhơn, huyện Đức Linh hỏi thăm chị Trần Thị Ngọc Ái, hội viên, phụ nữ trong tổ; ai cũng cảm phục nghị lực vượt khó vươn lên của chị. Làm giàu với người lành lặn đã khó, với người khuyết tật như chị thực sự là tấm gương sáng để chị em phụ nữ học tập và noi theo. 

Chị Trần Thị Ngọc Ái, hội viên, phụ nữ xã Sùng Nhơn, huyện Đức Linh

      Chị Trần Thị Ngọc Ái, sinh năm 1978, xuất thân từ gia đình nông dân, bản thân bị khuyết tật bẩm sinh, cơ chân và cơ tay không phát triển, nên việc sinh hoạt hàng ngày và đi lại hết sức khó khăn. Trước tình cảnh đó, chị luôn trăn trở làm thế nào để tăng thu nhập cho gia đình và bản thân. Chính vì thế chị không lập gia đình, và đi vào thành phố Hồ Chí Minh học may gia công từ năm 2006 đến 2019. Hơn 13 năm sống xa gia đình, cha mẹ, mọi hoạt động, sinh hoạt của chị phải tự lo liệu, cuộc sống hết sức khó khăn và vất vả.

       Vào tháng 1/2020, chị quyết định về lại quê hương Sùng Nhơn lập nghiệp, và khởi nghiệp cơ sở may gia công tại nhà. Chị đầu tư máy may, hàng may tự chị đi tìm đầu mối từ Thành phố Hồ Chí Minh đưa về; cung cấp cho thợ may gia công. Với đức tính cần cù, chịu khó, công việc của cơ sở may do chị đứng ra đảm nhiệm ngày một phát triển. Hiện nay, cơ sở may gia công của chị đã tạo việc làm thường xuyên cho 8 lao động; với mức lương 4 triệu đồng/ tháng; thu nhập thêm còn tùy vào việc tăng ca và tăng thêm sản phẩm của thợ may.  

       Ngoài việc lo làm ăn, phát triển kinh tế, chị luôn tích cực tham gia các hoạt động phong trào của hội phụ nữ, sinh hoạt tổ hội nhiệt tình; chị sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ trao đổi kinh nghiệm làm ăn với những người khuyết tật cùng hoàn cảnh với chị và bà con lối xóm, được người dân tin yêu và quý mến.

        Chị Ái chia sẻ: Do số phận kém may mắn hơn bao người khác, thiết nghĩ tuổi ngày càng lớn, không thể nào cứ sống xa gia đình mãi như vậy, nên chị đành tâm sự với anh chị em. Nhờ số tiền đi làm lâu nay trong Sài Gòn tích góp được và được anh chị em thương tình nên đã cho mượn không lãi; đã tạo điều kiện cho chị có được cơ sở may như ngày hôm nay.

        Sức khỏe không đảm bảo, nhưng chị Trần Thị Ngọc Ái không khuất phục trước số phận, bằng chính nghị lực vượt qua khó khăn mở cơ sở may tạo việc làm cho phụ nữ tại chi hội. Với những nỗ lực vượt qua hoàn cảnh, chị Ái thực sự là tấm gương sáng để chị em phụ nữ học tập và noi theo trong cuộc sống. Xứng đáng là tấm gương tiêu biểu về tự lực, tự cường, hăng hái tham gia lao động trong phong trào phụ nữ khởi nghiệp tại địa phương/.


Các tin khác