NGƯỜI CÁN BỘ HỘI TIÊU BIỂU

       Gần 17 năm làm công tác Hội, chị luôn ý thức rằng: cán bộ Hội phải là người nêu gương, hăng hái đi đầu thì chị em mới tin tưởng làm theo và tín nhiệm. Khi đã có được sự tin tưởng, tín nhiệm rồi thì mới có thể chỉ đạo, vận động được chị em. Vì vậy, trong mọi hoạt động Hội, chị không ngại khó, ngại khổ, thường xuyên gần gũi, nắm bắt những khó khăn cũng như những nguyện vọng của chị em để từ đó có cách giúp đỡ từng người, làm cho phong trào Hội ngày càng phát triển đi lên.

       Theo chị, phần đông phụ nữ nơi đây là người đồng bào Chăm, đời sống còn nghèo, trình độ dân trí không đồng đều, nên việc phát động phong trào không phải là chuyện dễ. Với vai trò là Chi hội trưởng chi hội phụ nữ, chị cùng với tập thể Hội đứng ra nhận ủy thác cho 60 hội viên được vay vốn lãi suất thấp của Ngân hàng Chính sách Xã hội với số tiền gần 700 triệu đồng để đầu tư phát triển kinh tế. Thông qua đó, chị hướng dẫn, giúp đỡ chị em tìm lối thoát nghèo và phát triển kinh tế bằng cách đưa các giống cây, giống con phù hợp với điều kiện của địa phương. Bản thân chị đã chủ động liên hệ và phối hợp với Trung tâm Dạy nghề huyện mở các lớp dạy may công nghiệp cho chị em trong thôn; tính từ năm 2013 đến nay, chị đã phối hợp mở được 3 lớp cho 94 chị em tham dự; hầu hết chị em sau khi hoàn thành khóa học đều có việc làm tại Công ty may Nhà Bè – Bình Thuận với mức lương bình quân là 2.700.000đ/tháng.

       Bên cạnh đó, chị cũng tìm cách đổi mới nội dung sinh hoạt chi hội, vận động hội viên đóng góp hội phí, xây dựng quỹ hội để có nguồn thăm hỏi và giúp phụ nữ nghèo. Chị đã vận động chị em tham gia thực hiện mô hình tiết kiệm “góp vốn xoay vòng” được 4 tổ/100 thành viên với số tiền tiết kiệm là 20.000.000đ giúp cho những phụ nữ nghèo vay vốn sản xuất, chăn nuôi, mua bán, giải quyết khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. Chị còn thường xuyên vận động các nhà hảo tâm và những hội viên có điều kiện kinh tế khá, ổn định để giúp đỡ hội viên, phụ nữ nghèo. Từ những cố gắng của chị, đến nay, Chi hội Phụ nữ thôn Phò Trì đã phát triển được 190 hội viên trong tổng số 347 phụ nữ toàn thôn. Qua phát động các phong trào thi đua năm 2013, chi hội của chị có gần 90% hội viên và hơn 84% phụ nữ đạt danh hiệu “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”.

      Với nhiều cố gắng nỗ lực và những đóng góp cho công tác xã hội ở địa phương, chị đã nhiều lần vinh dự được nhận bằng khen của UBND tỉnh và các cấp Hội. Tin tưởng rằng, với một Chi hội trưởng đầy nhiệt huyết như chị thì phong trào phụ nữ thôn Phò Trì sẽ ngày một phát triển và sẽ có nhiều hơn nữa những hội viên vươn lên thoát nghèo, làm giàu cho gia đình và xã hội./.


NGƯỜI CÁN BỘ HỘI TIÊU BIỂU

Khi nhắc đến những người cán bộ Hội là người dân tộc thiểu số “đầu tàu” trong phong trào phụ nữ thì ai cũng nhắc đến chị Trần Thị Hạnh (dân tộc Chăm) Chi hội trưởng phụ nữ thôn Phò Trì, Tân Thắng, bởi khả năng “lôi kéo” và sự ảnh hưởng của chị đối với chị em phụ nữ ở đây.

       Gần 17 năm làm công tác Hội, chị luôn ý thức rằng: cán bộ Hội phải là người nêu gương, hăng hái đi đầu thì chị em mới tin tưởng làm theo và tín nhiệm. Khi đã có được sự tin tưởng, tín nhiệm rồi thì mới có thể chỉ đạo, vận động được chị em. Vì vậy, trong mọi hoạt động Hội, chị không ngại khó, ngại khổ, thường xuyên gần gũi, nắm bắt những khó khăn cũng như những nguyện vọng của chị em để từ đó có cách giúp đỡ từng người, làm cho phong trào Hội ngày càng phát triển đi lên.

       Theo chị, phần đông phụ nữ nơi đây là người đồng bào Chăm, đời sống còn nghèo, trình độ dân trí không đồng đều, nên việc phát động phong trào không phải là chuyện dễ. Với vai trò là Chi hội trưởng chi hội phụ nữ, chị cùng với tập thể Hội đứng ra nhận ủy thác cho 60 hội viên được vay vốn lãi suất thấp của Ngân hàng Chính sách Xã hội với số tiền gần 700 triệu đồng để đầu tư phát triển kinh tế. Thông qua đó, chị hướng dẫn, giúp đỡ chị em tìm lối thoát nghèo và phát triển kinh tế bằng cách đưa các giống cây, giống con phù hợp với điều kiện của địa phương. Bản thân chị đã chủ động liên hệ và phối hợp với Trung tâm Dạy nghề huyện mở các lớp dạy may công nghiệp cho chị em trong thôn; tính từ năm 2013 đến nay, chị đã phối hợp mở được 3 lớp cho 94 chị em tham dự; hầu hết chị em sau khi hoàn thành khóa học đều có việc làm tại Công ty may Nhà Bè – Bình Thuận với mức lương bình quân là 2.700.000đ/tháng.

       Bên cạnh đó, chị cũng tìm cách đổi mới nội dung sinh hoạt chi hội, vận động hội viên đóng góp hội phí, xây dựng quỹ hội để có nguồn thăm hỏi và giúp phụ nữ nghèo. Chị đã vận động chị em tham gia thực hiện mô hình tiết kiệm “góp vốn xoay vòng” được 4 tổ/100 thành viên với số tiền tiết kiệm là 20.000.000đ giúp cho những phụ nữ nghèo vay vốn sản xuất, chăn nuôi, mua bán, giải quyết khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. Chị còn thường xuyên vận động các nhà hảo tâm và những hội viên có điều kiện kinh tế khá, ổn định để giúp đỡ hội viên, phụ nữ nghèo. Từ những cố gắng của chị, đến nay, Chi hội Phụ nữ thôn Phò Trì đã phát triển được 190 hội viên trong tổng số 347 phụ nữ toàn thôn. Qua phát động các phong trào thi đua năm 2013, chi hội của chị có gần 90% hội viên và hơn 84% phụ nữ đạt danh hiệu “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”.

      Với nhiều cố gắng nỗ lực và những đóng góp cho công tác xã hội ở địa phương, chị đã nhiều lần vinh dự được nhận bằng khen của UBND tỉnh và các cấp Hội. Tin tưởng rằng, với một Chi hội trưởng đầy nhiệt huyết như chị thì phong trào phụ nữ thôn Phò Trì sẽ ngày một phát triển và sẽ có nhiều hơn nữa những hội viên vươn lên thoát nghèo, làm giàu cho gia đình và xã hội./.


Các tin khác