Kết quả 2 năm thực hiện Đề án tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam và nuôi dạy con tốt

 Tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Thành Tâm đã ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đạt được sau 2 năm triển khai thực hiện Đề án, cụ thể: Các cấp, các ngành xác định tầm quan trọng của Đề án, bám sát sự chỉ đạo của cấp trên, thành lập Ban chỉ đạo các Đề án ở địa phương, đơn vị để chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện; các đơn vị thành viên Ban chỉ đạo tỉnh phối hợp chặt chẽ trong triển khai thực hiện Đề án, đa dạng hóa các hình thức, nội dung tuyên truyền; lồng ghép tuyên truyền; thực hiện mô hình điểm; bước đầu xây dựng được đội ngũ báo cáo viên cấp tỉnh, huyện và một số tuyên truyền viên tại cơ sở. Nhận thức của xã hội, các cấp, các ngành được nâng lên.

Đồng chí cũng chỉ ra một số mặt còn hạn chế: Ban chỉ đạo các cấp được thành lập và ban hành kế hoạch thực hiện chậm.Công tác tập huấnchỉ mới tổ chức cho đội ngũ cán bộ các cấp và cán bộ Hội phụ nữ cơ sở. Đội ngũ tuyên truyền viên còn ít, chưa đạt chất lượng. Việc tuyên truyền, tổ chức triển khai chưa đồng đều, nhất là cơ sở, sự chuyển biến chưa rõ nét.Các nguồn lực để thực hiện Đề án còn hạn chế, một số địa phương chưa quan tâm đúng mức.
Để đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của hai Đề án, thực hiện mục tiêu đến năm 2015 mà tỉnh đã ban hành, đồng chí Trưởng Ban Chỉ đạo đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo trong thời gian tới cần tập trung thực hiện: Củng cố Ban Chỉ đạo các cấp, xây dựng kế hoạch cụ thể. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức phù hợp với từng đối tượng, lứa tuổi, vùng, miền (chú trọng vùng sâu, vùng xa, vùng ven biển, bãi ngang, đối tượng bà mẹ, trẻ em độ tuổi 11-15 tuổi). Xây dựng và nhân rộng các mô hình tuyên truyền giáo dục thiết thực tại cộng đồng. Lồng ghép vào các chương trình, hoạt động của địa phương, đơn vị. Tiếp tục triển khai các cuộc vận động, các phong trào: phong trào xây dựng nông thôn mới, phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, …
Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, đẩy mạnh hoạt động hướng về cơ sở. Xây dựng tài liệu truyền thông tuyên truyền tại cơ sở. Củng cố, phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên. Các địa phương cần có sự hỗ trợ kinh phí cho các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể triển khai thực hiện Đề án có hiệu quả.
Các cơ quan Đài, Báo cần tập trung phối hợp với Hội LHPN các cấp tuyên truyền, nêu gương người tốt, việc tốt, tổ chức, cá nhân thực hiện tốt Đề án, Kế hoạch của UBND tỉnh.
 
                                           Ban Tuyên giáo Hội LHPN tỉnh

Kết quả 2 năm thực hiện Đề án tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam và nuôi dạy con tốt

  • /
  • 18.3.2013 - 16:21

Sáng ngày 15/3/2013 tại phòng họp Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo Đề án “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (gọi tắt là Đề án 343) và Đề án “Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi, dạy con tốt” (gọi tắt là Đề án 704) đã tổ chức họp Ban chỉ đạo để đánh giá kết quả sau 2 năm triển khai thực hiện Đề án và bàn giải pháp tiếp tục thực hiện trong những năm tiếp theo. Tham dự có đại diện các Sở, ngành, đoàn thể là thành viên Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc của Ban Chỉ đạo 2 Đề án, đồng chí Nguyễn Thành Tâm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo 2 Đề án chủ trì cuộc họp.

 Tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Thành Tâm đã ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đạt được sau 2 năm triển khai thực hiện Đề án, cụ thể: Các cấp, các ngành xác định tầm quan trọng của Đề án, bám sát sự chỉ đạo của cấp trên, thành lập Ban chỉ đạo các Đề án ở địa phương, đơn vị để chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện; các đơn vị thành viên Ban chỉ đạo tỉnh phối hợp chặt chẽ trong triển khai thực hiện Đề án, đa dạng hóa các hình thức, nội dung tuyên truyền; lồng ghép tuyên truyền; thực hiện mô hình điểm; bước đầu xây dựng được đội ngũ báo cáo viên cấp tỉnh, huyện và một số tuyên truyền viên tại cơ sở. Nhận thức của xã hội, các cấp, các ngành được nâng lên.

Đồng chí cũng chỉ ra một số mặt còn hạn chế: Ban chỉ đạo các cấp được thành lập và ban hành kế hoạch thực hiện chậm.Công tác tập huấnchỉ mới tổ chức cho đội ngũ cán bộ các cấp và cán bộ Hội phụ nữ cơ sở. Đội ngũ tuyên truyền viên còn ít, chưa đạt chất lượng. Việc tuyên truyền, tổ chức triển khai chưa đồng đều, nhất là cơ sở, sự chuyển biến chưa rõ nét.Các nguồn lực để thực hiện Đề án còn hạn chế, một số địa phương chưa quan tâm đúng mức.
Để đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của hai Đề án, thực hiện mục tiêu đến năm 2015 mà tỉnh đã ban hành, đồng chí Trưởng Ban Chỉ đạo đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo trong thời gian tới cần tập trung thực hiện: Củng cố Ban Chỉ đạo các cấp, xây dựng kế hoạch cụ thể. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức phù hợp với từng đối tượng, lứa tuổi, vùng, miền (chú trọng vùng sâu, vùng xa, vùng ven biển, bãi ngang, đối tượng bà mẹ, trẻ em độ tuổi 11-15 tuổi). Xây dựng và nhân rộng các mô hình tuyên truyền giáo dục thiết thực tại cộng đồng. Lồng ghép vào các chương trình, hoạt động của địa phương, đơn vị. Tiếp tục triển khai các cuộc vận động, các phong trào: phong trào xây dựng nông thôn mới, phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, …
Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, đẩy mạnh hoạt động hướng về cơ sở. Xây dựng tài liệu truyền thông tuyên truyền tại cơ sở. Củng cố, phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên. Các địa phương cần có sự hỗ trợ kinh phí cho các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể triển khai thực hiện Đề án có hiệu quả.
Các cơ quan Đài, Báo cần tập trung phối hợp với Hội LHPN các cấp tuyên truyền, nêu gương người tốt, việc tốt, tổ chức, cá nhân thực hiện tốt Đề án, Kế hoạch của UBND tỉnh.
 
                                           Ban Tuyên giáo Hội LHPN tỉnh

  • |
  • 922
  • |

Các tin khác