TƯ VẤN PHÁP LUẬT VÀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ MIỄN PHÍ CHO HỘI VIÊN, PHỤ NỮ HUYỆN HÀM THUẬN NAM

Tại buổi tư vấn, các thành viên trong đoàn trợ giúp pháp lý đã trực tiếp tư vấn và giải đáp hơn 15 vướng mắc của hội viên, phụ nữ về các lĩnh vực như: Hôn nhân gia đình, đất đai, khiếu nại tố cáo, các giao dịch dân sự.... Thông qua trợ giúp pháp lý giúp cho hội viên, phụ nữ nâng cao nhận thức pháp luật và nắm bắt được các chính sách, pháp luật của Nhà nước; góp phần vào việc phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật xảy ra tại địa phương.

Việc tổ chức tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý lưu động cho hội viên, phụ nữ là việc làm cần được đẩy mạnh và thường xuyên hơn. Bởi chỉ khi người dân hiểu rõ được các văn bản pháp luật thì từ đó người dân mới chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cũng như tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình. 


TƯ VẤN PHÁP LUẬT VÀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ MIỄN PHÍ CHO HỘI VIÊN, PHỤ NỮ HUYỆN HÀM THUẬN NAM

Thực hiện Chương trình phối hợp liên ngành giữa Hội LHPN tỉnh với Sở Tư pháp về đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho hội viên, phụ nữ vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và gia đình chính sách. Ngày 25/3/2015, Hội LHPN tỉnh đã phối hợp với Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh (Sở Tư pháp) tổ chức tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý tại xã Tân Thuận và Mương Mán, huyện Hàm Thuận Nam nhằm tuyên truyền, phổ biến những kiến thức cơ bản về Luật Bình đẳng giới; Luật Phòng chống bạo lực gia đình; những điểm mới của Luật hôn nhân gia đình; Luật đất đai; Luật hình sự, dân sự… với 87 hội viên, phụ nữ tham dự.

Đ/c Lê Văn Thắng - Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh (Sở Tư pháp) tuyên truyền, phổ biến Luật Bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình, ... cho hội viên, phụ nữ vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và gia đình chính sách

Tại buổi tư vấn, các thành viên trong đoàn trợ giúp pháp lý đã trực tiếp tư vấn và giải đáp hơn 15 vướng mắc của hội viên, phụ nữ về các lĩnh vực như: Hôn nhân gia đình, đất đai, khiếu nại tố cáo, các giao dịch dân sự.... Thông qua trợ giúp pháp lý giúp cho hội viên, phụ nữ nâng cao nhận thức pháp luật và nắm bắt được các chính sách, pháp luật của Nhà nước; góp phần vào việc phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật xảy ra tại địa phương.

Việc tổ chức tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý lưu động cho hội viên, phụ nữ là việc làm cần được đẩy mạnh và thường xuyên hơn. Bởi chỉ khi người dân hiểu rõ được các văn bản pháp luật thì từ đó người dân mới chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cũng như tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình. 


Các tin khác