CÁN BỘ HỘI PHỤ NỮ LÀM KINH TẾ GIỎI

Hiện nay, chị Hương nuôi 6 con heo nái, và hàng chục con theo thịt. Hàng năm, heo sinh sản trên 100 con heo con. Với số lượng heo con trên, chị giữ lại nuôi và cung ứng heo thịt ra thị trường. Tháng 6/2015 vừa qua chị đã  xuất chuồng 40 con heo thịt với giá 5 triệu đồng/tạ mang lại thu nhập trên 200 triệu đồng. Trừ tất cả các chi phí còn lời trên 60 triệu đồng/ lứa. Ngoài ra vợ chồng chị còn làm thêm 2 mẫu ruộng và bán thêm một quán nước giải khát

Chuồng nuôi heo của chị  được thiết kế thoáng, sạch sẽ. Heo nái được nuôi tách biệt từng khu và mỗi con 1 chuồng để thuận tiện chăm sóc. Chia sẻ về bí quyết nuôi heo nái, Chị vui vẻ cho biết: “Thức ăn cho heo nái, tôi thường pha chế tấm, cám và bổ sung thêm các vitamin, khoáng chất cho heo trong mỗi phần ăn. Bên cạnh đó, tôi thường đọc sách, báo, tài liệu để có kiến thức về thú y, theo dõi quy trình, hoạt động của heo từ khi nuôi heo dự bị đến khi sinh sản”. Nhờ chịu khó học hỏi, thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật, chăm sóc đàn heo cẩn thận, chủ động phòng dịch bệnh nên vụ heo nào gia đình chị cũng thắng lớn.

Để tiết kiệm trong chi phí chăn nuôi, gia đình Chị lắp ráp máy xay thức ăn tại nhà. Chiếc máy xay được thiết kế khá đơn giản với một chiếc mô tơ điện và một máng nhỏ với công suất xay 100 kg lúa/ giờ. Thức ăn của heo chủ yếu là tấm, cám. Khi xây chuồng nuôi heo, gia đình chị không xây máng đựng thức ăn, mà cho heo ăn khô hay trộn sền sệt và rải dưới nền xi măng... Theo Chị, phương pháp này giúp heo ăn nhanh, thức ăn không bị ôi thiu và đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và để tăng thêm thu nhập, đảm bảo vệ sinh môi trường quanh khu vực nuôi heo, gia đình chị đã lắp ráp một bioga thật khang trang. Chị cho biết, sắp tới gia đình chị sẽ mở rộng chuồng để nuôi khoảng 10 heo nái, đồng thời nuôi thêm heo thịt với số lượng từ 120 đến 150 con/ năm.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, với vai trò là Chi hội phó chị luôn tiên phong tham gia và vận động hội viên tham gia các phong trào do tổ chức Hội, địa phương phát động như phong trào chung sức chung lòng xây dựng nông thôn mới, từ xây dựng tuyến đường an toàn - xanh - sạch, vệ sinh môi trường đến vận động người dân không xả rác, thường xuyên thu gom rác thải và bỏ rác đúng nơi quy định. Bên cạnh đó, chị thường phối hợp với các đoàn thể, tham gia xây dựng, vận động hội viên, phụ nữ nâng cấp, làm bê tông hóa các tuyến đường giao thông tại khu vực, góp phần tạo điều kiện cho người dân đi lại dễ dàng, làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng khang trang, khởi sắc hơn, đồng thời thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương.

Chị Nguyễn Thị Kim Oanh Chủ tịch Hội phụ nữ xã cho biết: “Cùng với việc phát triển tốt kinh tế gia đình, chị luôn đi đầu trong các phong trào, các cuộc vận động do địa phương, hội phát động, đồng thời luôn giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm nuôi heo hiệu quả cho các hội viên Hội phụ nữ. Sắp tới, Hội phụ nữ xã  sẽ nhân rộng mô hình này nhằm tạo điều kiện giúp hội viên Hội phụ nữ phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống”.


CÁN BỘ HỘI PHỤ NỮ LÀM KINH TẾ GIỎI

Hơn 3 năm làm Chi hội phó chi hội phụ nữ thôn 4 xã Bắc Ruộng chị Phạm Thị Xuân Hương  không chỉ tích cực tham gia các phong trào của chi hội mà còn là tấm gương tiêu biểu trong phát triển kinh tế gia đình thoát nghèo bền vững. Với diện tích khoảng trên 500m2, chị Hương đã phát triển tốt mô hình nuôi heo kết hợp với hầm bioga. Qua đó, mỗi năm gia đình chị thu nhập trên 300 triệu đồng.

Hiện nay, chị Hương nuôi 6 con heo nái, và hàng chục con theo thịt. Hàng năm, heo sinh sản trên 100 con heo con. Với số lượng heo con trên, chị giữ lại nuôi và cung ứng heo thịt ra thị trường. Tháng 6/2015 vừa qua chị đã  xuất chuồng 40 con heo thịt với giá 5 triệu đồng/tạ mang lại thu nhập trên 200 triệu đồng. Trừ tất cả các chi phí còn lời trên 60 triệu đồng/ lứa. Ngoài ra vợ chồng chị còn làm thêm 2 mẫu ruộng và bán thêm một quán nước giải khát

Chuồng nuôi heo của chị  được thiết kế thoáng, sạch sẽ. Heo nái được nuôi tách biệt từng khu và mỗi con 1 chuồng để thuận tiện chăm sóc. Chia sẻ về bí quyết nuôi heo nái, Chị vui vẻ cho biết: “Thức ăn cho heo nái, tôi thường pha chế tấm, cám và bổ sung thêm các vitamin, khoáng chất cho heo trong mỗi phần ăn. Bên cạnh đó, tôi thường đọc sách, báo, tài liệu để có kiến thức về thú y, theo dõi quy trình, hoạt động của heo từ khi nuôi heo dự bị đến khi sinh sản”. Nhờ chịu khó học hỏi, thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật, chăm sóc đàn heo cẩn thận, chủ động phòng dịch bệnh nên vụ heo nào gia đình chị cũng thắng lớn.

Để tiết kiệm trong chi phí chăn nuôi, gia đình Chị lắp ráp máy xay thức ăn tại nhà. Chiếc máy xay được thiết kế khá đơn giản với một chiếc mô tơ điện và một máng nhỏ với công suất xay 100 kg lúa/ giờ. Thức ăn của heo chủ yếu là tấm, cám. Khi xây chuồng nuôi heo, gia đình chị không xây máng đựng thức ăn, mà cho heo ăn khô hay trộn sền sệt và rải dưới nền xi măng... Theo Chị, phương pháp này giúp heo ăn nhanh, thức ăn không bị ôi thiu và đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và để tăng thêm thu nhập, đảm bảo vệ sinh môi trường quanh khu vực nuôi heo, gia đình chị đã lắp ráp một bioga thật khang trang. Chị cho biết, sắp tới gia đình chị sẽ mở rộng chuồng để nuôi khoảng 10 heo nái, đồng thời nuôi thêm heo thịt với số lượng từ 120 đến 150 con/ năm.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, với vai trò là Chi hội phó chị luôn tiên phong tham gia và vận động hội viên tham gia các phong trào do tổ chức Hội, địa phương phát động như phong trào chung sức chung lòng xây dựng nông thôn mới, từ xây dựng tuyến đường an toàn - xanh - sạch, vệ sinh môi trường đến vận động người dân không xả rác, thường xuyên thu gom rác thải và bỏ rác đúng nơi quy định. Bên cạnh đó, chị thường phối hợp với các đoàn thể, tham gia xây dựng, vận động hội viên, phụ nữ nâng cấp, làm bê tông hóa các tuyến đường giao thông tại khu vực, góp phần tạo điều kiện cho người dân đi lại dễ dàng, làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng khang trang, khởi sắc hơn, đồng thời thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương.

Chị Nguyễn Thị Kim Oanh Chủ tịch Hội phụ nữ xã cho biết: “Cùng với việc phát triển tốt kinh tế gia đình, chị luôn đi đầu trong các phong trào, các cuộc vận động do địa phương, hội phát động, đồng thời luôn giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm nuôi heo hiệu quả cho các hội viên Hội phụ nữ. Sắp tới, Hội phụ nữ xã  sẽ nhân rộng mô hình này nhằm tạo điều kiện giúp hội viên Hội phụ nữ phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống”.


Các tin khác