Kịp thời có kiến nghị, đề xuất với các ngành, các cấp cần quan tâm hơn đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, Hội LHPN tỉnh đã ban hành kế hoạch giám sát việc thực hiện Kế hoạch số 2352/KH-UBND ngày 05/07/2016 của UBND tỉnh về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh tại Sở Y Tế và Sở Công Thương, tại buổi làm việc đã tập trung làm rõ một số vấn đề: Việc cụ thể hóa các văn bản của cấp trên để chỉ đạo thực hiện quản lý công tác an toàn vệ sinh thực phẩm; việc tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân để nâng cao kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm; tập huấn và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; tổ chức thanh tra, kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo phân cấp quản lý; công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho cán bộ theo dõi an toàn thực phẩm; kinh phí, nguồn lực đầu tư cho đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm... Cơ bản những vấn đề trên đã được các ngành quan tâm triển khai thực hiện, nhưng vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần rút kinh nghiệm để tiếp tục triển khai thực hiện đó là: Công tác chỉ đạo, tổ chức của các cấp, các ngành nhất là cấp cơ sở chưa đều khắp, hiệu quả chưa cao; địa phương thực hiện chính sách, pháp luật chưa nghiêm; trang thiết bị hỗ trợ cho việc xét nghiệm thực phẩm chưa đảm bảo; sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong an toàn thực phẩm còn nhiều bất cập; thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm chưa chặt chẽ và thường xuyên; hệ thống văn bản pháp luật còn tình trạng chồng chéo, thiếu sự đồng bộ; đội ngũ làm việc trong lĩnh vực an toàn thực phẩm tuyến cơ sở mỏng, chưa được chú trọng đào tạo thường xuyên kịp thời về chuyên môn; kinh phí, nguồn lực đầu tư đảm bảo an toàn thực phẩm còn hạn chế.
Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhân dân sử dụng, cần quan tâm thực hiện một số việc như sau: Xem xét rà soát kiến nghị cấp trên chỉnh sửa và hệ thống hóa các văn bản pháp luật về ATTP phù hợp với tình hình hiện nay; cần thiết kiến nghị thống nhất đầu mối quản lý về vấn đề ATTP cho một đơn vị (hiện nay 3 đầu mối quản lý Y tế, Nông nghiệp, Công thương); chú trọng tuyên truyền kiến thức ATTP trong nhân dân bằng những hình ảnh trực quang sinh động và nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người trong việc đảm bảo ATTP; từng bước thực hiện xã hội hóa công tác đảm bảo ATTP để mỗi người và toàn xã hội có trách nhiệm thực hiện; tăng cường đào tạo bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác đảm bảo ATTP ở các cấp; thực hiện nghiêm túc việc xét cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm; thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm minh các cơ sở vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.