KẾT QUẢ CÔNG TÁC XÂY DỰNG, BỒI DƯỠNG, NHÂN RỘNG CÁC MÔ HÌNH, ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN TRONG VIỆC HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

       Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, thời gian qua, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh đã triển khai nghiêm túc, sâu rộng gắn với thực hiện phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do Trung ương và tỉnh phát động tạo sự chuyển biến rõ nét trong việc học tập, tu dưỡng, rèn luyện của cán bộ, hội viên phụ nữ.

       Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo các cấp Hội triển khai nghiêm túc, thường xuyên và hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tới cán bộ, hội viên phụ nữ trên địa bàn tỉnh, gắn với việc thực hiện phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” và Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, “Rèn luyện phẩm chất đạo đức: Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang” bằng những việc làm thiếu thực, hiệu quả đi từ việc nhỏ đến việc lớn trên tinh thần tự lực, tự chủ của các cấp Hội cơ sở.

       Đối với công tác phát hiện, xây dựng, bồi dưỡng và tuyên dương các điển hình tập thể, cá nhân: Hàng tháng, thông qua sinh hoạt các chi hội phụ nữ sẽ giới thiệu từ 01 - 02 gương điển hình lên cấp xã, huyện. Hàng quý, mỗi huyện, thị xã, thành phố giới thiệu từ 02 - 05 gương điển hình lên cấp tỉnh, trước khi các điển hình được giới thiệu biểu dương, khen thưởng hoặc tuyên truyền thì cán bộ Hội phụ nữ tỉnh, huyện đi thực tế để nắm bắt, khảo sát, thẩm định những điển hình được giới thiệu để khen có tạo được sự lan tỏa hay không; qua đó, Hội LHPN các cấp đã phát hiện, giới thiệu về tỉnh và Trung ương Hội LHPN Việt Nam 1.218 gương điển hình tiêu biểu (195 tập thể, 1.023 cá nhân) thực hiện tốt phong trào thi đua, làm theo Bác, xây dựng nông thôn mới, bảo vệ môi trường, sản xuất giỏi. Đã đề nghị các cấp khen thưởng trong đó: Trung ương Hội LHPN Việt Nam khen thưởng cho 79 tập thể, 34 cá nhân; Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng 17 tập thể, 32 cá nhân; Hội LHPN tỉnh biểu dương, khen thưởng 328 tập thể, 584 cá nhân; Hội LHPN huyện: biểu dương, khen thưởng 360 tập thể, 554 cá nhân; Hội LHPN xã biểu dương 1.143 tập thể, 1.524 cá nhân. Trong đó, đã giới thiệu Đài phát Thanh truyền hình tỉnh, huyện 243 điển hình tiêu biểu để làm phóng sự tuyên truyền; hàng quý phát hành 1200 Bản tin Vì sự tiến bộ phụ nữ Bình Thuận trong đó có các gương điển hình để tuyên truyền.

       Qua 05 năm Hội LHPN cấp cơ sở đã phát hiện, giới thiệu 1.771 điển hình thực hiện tốt phong trào thi đua, làm theo Bác, xây dựng nông thôn mới, bảo vệ môi trường, sản xuất giỏi. Các cấp Hội trong tỉnh đã cụ thể hóa bằng nhiều mô hình, cách làm hay, phát huy được hiệu quả các mô hình như thực hiện treo ảnh Bác tại hộ gia đình triển khai đến 100% gia đình hội viên, phụ nữ. Mô hình Hũ gạo tình thương; tổ nuôi heo đất tiết kiệm; CLB nhân ái; CLB tình thương..., đã tiết kiệm được 36.623 kg gạo, 911.085.000 đồng giúp cho 3.472 hội viên, phụ nữ khó khăn. Giai đoạn 2016 - 2021 điển hình là chị Lê Thị Tỉnh, chi hội trưởng chi hội phụ nữ thôn 5, xã Vũ Hòa, Huyện Đức Linh được Trung ương Hội LHPN Việt Nam tặng bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị số 05.

       Thực hiện nhiệm vụ “Vận động, hỗ trợ phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường”, nhiều cán bộ Hội cơ sở đã đi đầu trong phong trào phát triển kinh tế, tham gia các mô hình kinh tế tập thể như: Hợp tác xã, Tổ hợp tác... Cán bộ Hội gương mẫu thực hiện trước, hội viên hưởng ứng theo sau đã tạo thành phong trào lan tỏa, rộng khắp các địa phương trong tỉnh và có nhiều điển hình phụ nữ vượt khó vươn lên phát triển kinh tế và còn giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn khác cùng phát triển, điển hình như chị: Đặng Thị Mỹ Lệ - hội viên phụ nữ xã Đa Mi (Hàm Thuận Bắc); Chị mang Thị Lưng - hội viên phụ nữ xã Phong Phú (Tuy Phong), Nguyễn Thị Mận - hội viên phụ nữ thôn Đá Trắng, xã Sông Bình (Bắc Bình), Nguyễn Thị Ngọc Nhàn - hội viên thôn 3, xã Đông Giang (Hàm Thuận Bắc), Bùi Thị Mai Hoa - hội viên thôn Bình An 1, xã Tân Bình (La Gi), Bùi Thị Xuân - Chi hội trưởng chi hội phụ nữ thôn 3, thị trấn Đức Tài (Đức Linh), Đồng Thị My My - hội viên phụ nữ xã Phan Hiệp (Bắc Bình)...

       Thực hiện Đề án“Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” và Đề án “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017 - 2027”. Phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh xây dựng chuyên mục “Phụ nữ Khởi nghiệp” và chuyên mục “Phụ nữ và các vấn đề xã hội” được phát sóng 4 lần/tháng. Tập trung các giải pháp hỗ trợ, giúp 427 phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh. Thông qua các hoạt động của Hội, nhiều ý tưởng khởi nghiệp, kinh doanh được thực hiện có hiệu quả, điển hình như chị Lê Thị Nguyện - Hợp tác xã thanh long Hàm Đức, (Hàm Thuận Bắc); chị Hồ Thị Ngọc Nhân - sản xuất vật liệu xây dựng gạch không nung (Hàm Tân), chị Phạm Thị Thanh Hoài - nuôi cá chình lồng bè (Đức Linh), Nguyễn Thị Hòa - trồng rau thủy canh thích ứng với biến đổi khí hậu (Đức Linh)... Thành lập mới nhiều mô hình hiệu quả về an toàn cho phụ nữ và trẻ em, cụ thể: Mô hình “Làng quê không xảy ra đuối nước cho trẻ”; mô hình “Ngôi nhà an toàn cho trẻ em” trong đó hộ gia đình cam kết lắp đặt các thiết bị điện, nước và đặt các vật dụng có nguy cơ gây thương tích cho trẻ. Tổ “Tuyên truyền phòng chống bạo lực gia đình”; Tổ “Tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”; tổ “Phụ nữ hỗ trợ sinh kế tai nạn giao thông”; tổ “Tư vấn, tuyên truyền pháp luật bảo vệ phụ nữ và trẻ em”; tổ “Tuyên truyền phụ nữ không sinh con tại nhà”, tổ “Phụ nữ tiền hôn nhân”; tổ “Phụ nữ giáo dục con em phòng, chống bạo lực học đường”; mô hình “Ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới”; tổ “Tư vấn, tuyên truyền pháp luật bảo vệ phụ nữ và trẻ em”; “Phụ nữ giáo dục con em phòng, chống bạo lực học đường”; “An toàn cho phụ nữ và trẻ em”; “Phụ nữ giáo dục con em phòng, chống bạo lực học đường”; Câu lạc bộ phụ nữ có chồng con không vi phạm pháp luật; tổ “Phụ nữ nuôi heo đất”…tại 10 huyện, thị xã, thành phố.

       Trong thực hiện xây dựng nông thôn mới đã vận động, ra mắt mô hình “Tổ Phụ nữ thu gom, đóng phí rác thải”; tham gia xây dựng đường giao thông nông thôn, phối hợp với Ủy ban nhân dân xã tổ chức cho  hội viên, phụ nữ đăng ký cam kết không xả rác và chất thải ra biển, thành lập tổ “Phụ nữ bảo vệ môi trường”, “Tổ thu gom rác thải nhựa”; duy trì tuyến đường “Xanh, sạch, đẹp”. Cùng với đó, thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” do Trung ương Hội phát động và thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh giai đoạn 2017-2020, chỉ đạo các cấp Hội tổ chức các hoạt động cụ thể, thiết thực, trong đó có việc triển khai xây dựng mô hình “Tuyến đường hoa” để nâng cao chất lượng các hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh tại 10/10 huyện, thị xã, thành phố với tổng cộng 63 tuyến đường/20.000m.

       Qua 5 năm, các cấp Hội đầu tư nghiên cứu để có cách làm mới, sáng tạo, tích cực chăm lo giải quyết khó khăn cho nhiều hộ phụ nữ nghèo từ việc huy động nội lực tại địa phương. Tinh thần tiết kiệm gắn với chống lãng phí trong cán bộ, hội viên, phụ nữ được thể hiện khá rõ nét và có bước chuyển biến tốt. Công tác tuyên truyền, vận động được các cấp Hội triển khai với nhiều nội dung, hình thức đa dạng, phong phú, chất lượng sinh hoạt từng bước được nâng lên, ngày càng thu hút nhiều hội viên phụ nữ tham gia. Xây dựng và nhân rộng mô hình “Làm theo” Bác và các mô hình của Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” được tuyên truyền đến cán bộ, hội viên, phụ nữ và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả, thiết thực.


Các tin khác