Về mặt được: các cấp Hội đã đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho phụ nữ nông thôn và phụ nữ dân tộc thiểu số; hệ thống sách pháp luật, tài liệu hỏi – đáp pháp luật được quan tâm hỗ trợ cho cơ sở phát hành 20.000 tờ Thông tin phụ nữ, gần 51.250 tờ rơi; tổ chức 20 lớp tập huấn cho 1.305 báo cáo viên, tuyên truyền viên cấp tỉnh, huyện, xã và 26 chị tham gia tập huấn hòa giải viên cơ sở; xây dựng mới nhiều mô hình pháp luật thu hút nhiều HVPN tham gia, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, hòa giải viên được củng cố, kiện toàn, tỷ lệ HVPN hiểu biết về pháp luật cao hơn so với trước khi có Đề án nên việc thể hiện ý thức chấp hành pháp luật và giáo dục, vận động các thành viên trong gia đình nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật có hiệu quả hơn. Tuy nhiên cũng có những tồn tại, hạn chế là do trình độ nhận thức, đời sống của HVPN chưa đồng đều giữa các vùng, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp chưa đảm bảo về chất lượng và số lượng, nội dung tuyên truyền còn dàn trải chưa có trọng tâm, tài liệu tuyên truyền chưa được đa dạng hóa dưới hình thức sân khấu hóa, hỏi - đáp gắn với hình ảnh minh họa, sự quan tâm lãnh chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền một số địa phương chưa kịp thời, sự bất đồng trong ngôn ngữ, đầu tư kinh phí còn hạn hẹp, công tác kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên, sự phối hợp giữa các ngành liên quan chưa đồng bộ…
Từ những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế, các đại biểu đưa ra những giải pháp để thực hiện tốt hơn công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho phụ nữ nông thôn và phụ nữ dân tộc thiểu số trong thời gian đến: Tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm từng cấp trong quá trình triển khai thực hiện Đề án, quy định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ của từng cấp, từng ngành trong thực hiện nội dung Đề án, quy định rõ việc đầu tư kinh phí cho thực hiện nội dung của Đề án ở từng cấp và kinh phí thực hiện các hoạt động của mô hình “phụ nữ với pháp luật”, cung cấp tài liệu pháp luật có nội dung ngắn gọn dưới dạng hỏi - đáp gắn với hình ảnh minh họa, thường xuyên tập huấn năng cao kỹ năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp, chú ý đến cấp xã, phường, thị trấn và Chi, tổ Hội...Tóm lại, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số trong đó có HVPN là việc làm thường xuyên và lâu dài, đòi hỏi có sự chung tay của các cấp, các ngành, các đoàn thể - chính trị xã hội, có sự đổi mới cả chiều rộng lẫn chiều sâu, nội dung và hình thức mới nâng cao được nhận thức của người dân về kiến thức pháp luật và hạn chế được các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trong xã hội.
Ban Chính sách - luật pháp