Qua kiểm tra, cơ bản các địa phương đã cụ thể hóa Kế hoạch của UBND tỉnh triển khai đến các phòng, ban và cấp cơ sở; kịp thời củng cố, kiện toàn thành viên của Ban VSTBPN cấp huyện, thị, TP khi có sự thay đổi vị trí công tác; cấp ủy, chính quyền địa phương có quan tâm lãnh, chỉ đạo triển khai thực hiện Luật Bình đẳng giới và văn bản quy phạm pháp luật liên quan, lồng ghép 7 mục tiêu của Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới vào xây dựng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương qua từng năm; quan tâm tăng tỷ lệ cán bộ nữ được đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý; lực lượng lao động nữ được học nghề và tạo việc làm ổn định tạo thu nhập cho gia đình, tham gia tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, văn hóa - TDTT ngày càng nhiều hơn, đặc biệt lĩnh vực bình đẳng giới trong gia đình có sự chuyển biến rõ nét về mặt nhận thức, từng thành viên trong gia đình và cộng đồng xã hội đã tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia vào các hoạt động xã hội, vai trò, vị trí của phụ nữ trong gia đình và xã hội được khẳng định. Tuy nhiên cũng còn những hạn chế nhất định các địa phương cần tập trung triển khai thực hiện trong thời gian đến: đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật Bình đẳng giới và mục tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới đến cộng đồng dân cư; kịp thời củng cố kiện toàn thành viên trong Ban từ huyện đến cơ sở, phân công nhiệm vụ từng thành viên và sự phối hợp đồng bộ giữa các thành viên, các ngành liên quan; thường xuyên tham mưu, đề xuất cấp ủy, chính quyền thực hiện tốt các mục tiêu quốc gia; tổ chức kiểm tra, giám sát ở cơ sở…Để thực hiện có kết quả Kế hoạch hành động bình đẳng giới của tỉnh giai đoạn 2012 - 2015 rất cần sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ của cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của cộng đồng xã hội góp phần tạo động lực và niềm tin cho phụ nữ phát triển trong thời kỳ CNH – HĐH đất nước.
Ban Chính sách - Luật pháp